Giám đốc IMF khuyến nghị Việt Nam cải cách kinh tế

07:53 | 22/03/2016
Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF khuyến nghị các nhà lãnh đạo Việt Nam cần cải cách hệ thống ngân hàng cũng như cải cách các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng chuyển đổi cơ cấu hoạt động để có thể chống đỡ tốt hơn với những thách thức do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại.
Athens cam kết thanh toán khoản nợ cho IMF
Việt Nam tiếp tục cải cách, tăng trưởng nền kinh tế

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vừa qua ( từ ngày 16/3), giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, bà Christine Lagarde đã khuyến nghị, nước ta cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và làm được như vậy, nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều dư địa để phát triển.

Và bà cũng bày tỏ quan điểm của mình rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần phải lưu ý hơn và nhanh chóng thúc đẩy cải cách, củng cố hệ thống ngân hàng cũng như cải cách các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng chuyển đổi cơ cấu hoạt động để có thể chống đỡ tốt hơn với những thách thức do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nếu không nền kinh tế của nước ta sẽ đứng trước nguy cơ có thể bị tuột dốc mất đà.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/3 tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Christine Lagarde cũng nói thêm rằng, các nước ở Đông Nam Á không phải là những quốc gia có thể lặng im chịu các “đòn kinh tế” từ các chính sách thắt chặt tiền tệ mà các quốc gia châu lục khác áp đặt lên nó hay cố gắng gánh vác những tác động xấu từ việc tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại hay trượt sâu trong giá cả các mặt hàng thiết yếu giảm mạnh và kéo dài,…mà họ sẽ đưa ra những chính sách thông minh, hiệu quả để cải cách và khắc phục những điều đó.

Giám đốc IMF khuyến nghị Việt Nam cải cách kinh tế
Vừa qua, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã có chuyên thăm và làm việc với các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam (ảnh Bloomberg)

Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy tỷ suất tăng trưởng và giảm tỷ lệ đói nghèo ở các vùng miền trên khắp nước ta. Theo khảo sát của Bloomberg, mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia kinh tế dự kiến sẽ đạt 6,6% trong năm nay. Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa đề xuất nâng cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước năm 2016 từ 6,7% đến 7%.

Trong chuyến thăm tới Việt Nam và làm việc với các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao của nước ta, bà Lagarde cho biết, từ mức tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 60 % xuống còn 13,5 % so với năm 1993 cho thấy Việt Nam đã có một quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như chính trị hiệu quả, hiện nay, Việt Nam đang sở hữu một nền kinh tế mở, giàu tiềm năng nhất thế giới.

Bà Christine Lagarde bày tỏ ấn tượng mạnh về những kết quả phát triển kinh tế-xã hội toàn diện mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây, nhất là việc Việt Nam duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô, đưa lạm phát xuống mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, giáo dục đạt được nhiều kết quả quan trọng,…

"Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt quá trình cải cách và phát triển kinh tế - xã hội. Từ các kết quả trong những năm gần đây cho thấy, Việt Nam có khả năng duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô trong một môi trường đầy khó khăn, thách thức. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo mà không làm gia tăng tỷ lệ lạm phát và sự bất bình đẳng, thường đi kèm với quá trình tăng trưởng.” Lagarde nói trong phỏng vấn.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của quốc gia từ năm 2008 đã diễn ra chậm hơn so với hai thập kỷ trước đó và nó đã thất bại để phù hợp với tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập đầu người (GDP) mà các nền kinh tế thành công nhất trong khu vực đã trải qua các giai đoạn tương tự như trong phát triển, bà cho biết thêm.

Bà Christine Lagarde bày tỏ khuyến nghị, Việt Nam cần phải sử dụng linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái để “xoa dịu” những cú sốc kinh tế ở nước ngoài và xây dựng nguồn dự trữ kinh tế quốc tế.

“Triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn đang thuận lợi. Tôi hoan nghênh việc Chính phủ đã áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và cơ chế này sẽ có thể là một công cụ “giảm sốc” bên ngoài tốt hơn, giúp bảo vệ sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như cho phép tích lũy dự trữ quốc tế”.

Giám đốc IMF khuyến nghị Việt Nam cải cách kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón bà Christine Lagarde, giám đốc điều hành của IMF

Các cơ quan quản lý cần tăng cường hơn nữa vị thế tài khóa của quốc gia cũng như khả năng đứng vững trước các yếu tố bên ngoài thay đổi bất ngờ. Củng cố tài khóa thuận cho tăng trưởng trong trung hạn sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ công trên GDP , trong khi vẫn tạo thêm không gian cho các khoản chi dành cho phát triển và xã hội quan trọng.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước và giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng sẽ bù đắp sự lão hóa của dân số trong độ tuổi lao động và có thể là một kéo dài mức tăng trưởng trong tương lai, theo bà Lagarde. Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh cải cách khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp đạt hiệu quả kinh tế lớn hơn và sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng trung hạn mạnh mẽ và cao hơn.

Bà Christine Lagarde cho rằng đường lối phát triển đúng đắn và nội lực kinh tế của Việt Nam là nhân tố đóng vai trò quyết định. Đông thời, bà cũng đánh giá cao chiến lược phát triển hướng tới chất lượng và sự bền vững, chủ động và không phụ thuộc vào quốc gia khác của Việt Nam. IMF mong muốn hợp tác mạnh mẽ hơn với Việt Nam trong những lĩnh vực mà tổ chức này có thế mạnh, cam kết sẽ nỗ lực để ủng hộ Việt Nam trong cung cấp gói hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp Việt Nam đạt được ổn định kinh tế vĩ mô.

“IMF luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác sâu rộng, hiệu quả hơn nữa với Việt Nam; sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển”, bà Christine Lagarde khẳng định.

Đinh Tâm dịch từ Bloomberg

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này