Đức thành lập nhóm đặc trách Internet để thích nghi với kỷ nguyên số

17:43 | 09/02/2016
Chủ tịch cơ quan quản lý cạnh tranh Đức cho biết các công ty Internet nắm giữ một lượng khổng lồ dữ liệu lớn của người sử dụng cần phải được điều tra rất cẩn thận vì có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh và Đức đã thành lập nhóm đặc trách Internet để đưa ra kế hoạch sơ bộ thay đổi quy định nhằm hạn chế ảnh hưởng của các doanh nghiệp Internet đến cạnh tranh.
Khánh thành hệ thống thông báo lưu trú, khai báo tạm trú qua mạng internet
Google thử nghiệm phủ sóng Internet không dây từ không trung
Cách xem website trên smartphone khi không có Internet

Khi trả lời phỏng vấn ấn phẩm Thứ Bảy của tờ Sueddeutsche Zeitung (Đức), ông Andreas Mundt cho biết: “Cho đến nay, các thị trường không có dòng tiền và không có doanh số thì không được xem xét từ góc nhìn của quản lý cạnh tranh. Nhưng rõ ràng điều này đã không còn đúng đối với thị trường Internet”.

Đức thành lập nhóm đặc trách Internet để thích nghi với kỷ nguyên số
Thương vụ Facebook mua lại WhatsApp đã qua mặt cơ quan cạnh tranh Đức.

Theo ông Mundt thì các bộ thu thập dữ liệu lớn với hàng tỷ bản ghi kết quả tìm kiếm, bản tin ngắn và tương tác trực tuyến đã cho phép các công ty Internet một quyền lực khổng lồ để chúng có thể điều tiết trong xúc tiến kinh doanh và thương mại, và có khả năng cản trở các doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường.

Ông Bundt cho biết thương vụ Facebook mua lại WhatsApp vào năm 2014 dường như đã qua mặt được sự xem xét của cơ quan quản lý cạnh tranh vì dịch vụ nhắn tin OTT khi đó rất khó tạo doanh số nhưng nó lại là một chiến lược quan trọng trong kinh doanh của Facebook.

Ông Bundt tự hỏi “Có bao nhiều người sử dụng dịch vụ ở đây và những dữ liệu nào là đáng bị quan ngại đến từ sáp nhập?”. Theo ông thì đây là các tham số tốt để đánh giá khi xem xét ảnh hưởng đến cạnh tranh của các vụ mua bán, sáp nhập trong Internet và các nhà xây dựng luật phải là rõ các yếu tố này trong luật.

Cơ quan quản lý cạnh tranh Đức đã thành lập một nhóm đặc trách về Internet gồm sáu người để phác thảo kế hoạch sơ bộ để các nhà lập pháp Đức có thể thích nghi được với thời đại kỹ thuật số.

Bình luận của người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh Đức đến sau khi Liên hiệp châu Âu có cái nhìn nghiêm khắc hơn về việc khi nào các công ty Internet vi phạm luật cạnh tranh.

Tháng trước, bà Margrethe Vestager, người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh của Ủy ban châu Âu, cho biết “Nếu một vài công ty điều khiển dữ liệu mà bạn cần để làm hài lòng khách hàng và cắt giảm chi phí thì bạn có thể đã cho họ quyền đẩy các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường”.

Tháng 4-2015, Ủy ban châu Âu cáo buộc Google đã xếp các dịch vụ mua bán trực tuyến của Google trong kết quả tìm kiếm lên trên của đối thủ cạnh tranh và đang cân nhắc khả năng đưa ra một án phạt đối với cỗ máy tìm kiếm được dùng phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Trước đó, Liên hiệp châu Âu đã cân nhắc không thông qua thương vụ Google mua lại DoubleClick vào năm 2008 và Facebook mua lại WhatsApp vào năm 2014.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này