Phong tục cúng đêm giao thừa của người Việt Nam

12:51 | 03/02/2016
Năm Bính Thân đang đến gần, nhà nhà, người người rộn ràng sửa sang, mua sắm lễ chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm, no đủ. Đêm giao thừa được coi là thời khắc đặc biệt quan trọng, linh thiêng trước khi bước sang năm mới.
Nhiều cơ hội cho khách du lịch dịp đầu năm
Không gây cản trở doanh nghiệp cung ứng hàng Tết

Năm hết, Tết đến là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời điểm đất trời giao thoa, âm dương hoà quyện để người người, nhà nhà bừng lên sức sống mới.

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam đều cúng lễ Tết một cách chu đáo. Bắt đầu từ 23 tháng Chạp là lễ Tết Ông Công, Ông Táo rồi đến lễ Tất niên, lễ Giao Thừa và Lễ Hóa vàng. Đây là nét đẹp văn hóa của người Á đông.

Năm hết, Tết đến con cháu cúng lễ để nhớ ơn ông bà, tổ tiên đã ban phước lộc trong năm làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, ấm no hạnh phúc.

Phong tục cúng đêm giao thừa của người Việt Nam
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời (ảnh minh họa)

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả lên mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời, với lòng thành tâm tiễn đưa Quan Hành khiển năm cũ và đón Quan Hành khiển năm mới làm nhiệm vụ cai quản hạ giới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức bận rộn nên các ngài không thể vào trong nhà để khề khà cốc bia, chén rượu mâm cao cỗ đầy mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng và chúc chủ nhà năm mới an khang, thịnh vượng rồi lại đi chúc Tết và làm bổn phận chức trách của mình.

Sau khi cúng giao thừa xong, chúng ta vào nhà khấn Thổ Công, Thổ địa cầu mong sang năm mới mọi việc đều hanh thông, gia đình ấm no, hạnh phúc, con cháu chăm học, chăm làm.

Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm: Bánh chưng, giò - chả, xôi gấc, thịt gà và các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ ngọt và chay thành tâm theo từng nhà: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin các cụ phù hộ độ trì, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Nguyễn Hương

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này