70 năm quốc hội Việt Nam:

Hoàn thành vai trò cơ quan lập pháp tối cao

12:57 | 31/12/2015
Lịch sử phát triển của Quốc hội gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam, là nơi thống nhất ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Quyền lực to lớn của Quốc hội được nhân dân ủy thác để quản lý đất nước và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Đồng thời, nhân dân thông qua Quốc hội để thực hiện quyền lực của mình.
34 tác phẩm báo chí được trao giải "70 năm Quốc hội Việt Nam"
Thi đua tạo động lực thúc đẩy các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, đến nay có thể nói Quốc hội đã hoàn thành sứ mệnh mà nhân dân tin tưởng giao phó. Với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao có chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề hệ trọng của quốc gia cũng như quyền giám sát tối cao, kể từ Quốc hội khóa I (1946), Quốc hội đã thông qua các bản Hiến pháp: 1946, 1959, 1992 và mới đây là Hiến pháp 2013 bổ sung một số điều từ bản Hiến pháp 1992.

Hoàn thành vai trò cơ quan lập pháp tối cao

Đây là những bản Hiến pháp thể hiện đầy đủ nhà nước pháp quyền, nhà nước do dân và của dân trên nền tảng “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Không chỉ hoàn thành vai trò lập hiến, lập pháp, những năm qua Quốc hội cũng đã nêu cao vai trò phản biện và giám sát tối cao của mình. Ví dụ, vào thời điểm cách đây 3 năm, khi Chính phủ đưa ra Quốc hội cho ý kiến, xem xét dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với số vốn dự kiến 55 tỷ USD. Với trách nhiệm của mình, Quốc hội đã mổ xẻ, cho ý kiến đóng góp và đi tới kết luận chưa tính tới việc đầu tư dự án này.

70 năm đã qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực sự hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình: Cơ quan lập hiến, lập pháp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hà Lê

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này