Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số với biến đổi khí hậu

19:02 | 08/11/2015
Hội thảo Đối thoại COP 21 về biến đổi khí hậu với chủ đề: Vai trò và sự tham gia của đồng báo dân tộc thiếu số, vừa được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức vào đầu tháng 11 tại Hà Nội. Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội và ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì hội thảo.
Việt Nam có thêm 2 dự án ứng phó biến đổi khí hậu
Sạt lở bờ sông, đời sống người dân bị đe dọa
Học sinh Thủ đô bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
Chiến dịch công dân hành động vì khí hậu gửi tới các nhà lãnh đạo
Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số với biến đổi khí hậu
Ông Nghiêm Vũ Khải - PCT LHHVN phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN cho biết: Hiện nay biến đổi khí hậu đang là một vấn đề được cả thế giới quan tâm. Kể từ hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 15) diễn ra tại Đan Mạch, nhiều quốc gia đã có sự đồng thuận nhất trí chính sách, đã có luật bảo vệ môi trường, kế hoạch hành động quốc gia, tăng trưởng xanh, nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng có kế hoạch, có Ủy ban biến đổi khí hậu quốc gia... Theo đó, để ứng phó với biến đổi khí hậu thì Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) được xem là cơ hội cuối cùng để cứu khí hậu trái đất…

Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 23 dân tộc, trong tổng số 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây là những đại biểu đã tích cực trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, cộng đồng quản lý rừng cũng như các chương trình, sáng kiến mới PFES, REDD+, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại hội thảo, các đại biểu đại diện cho cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam đã đưa ra 03 thông điệp để gửi tới Hội nghị COP 21 của Hội nghị các nước thành viên về biến đổi khí hậu (UN FCCC) tại Pari vào cuối năm 2015.

Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số với biến đổi khí hậu
Đại biểu 23 dân tộc thiểu số đại diện 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam tham dự Hội thảo

Các nội dung bao gồm:

Thứ nhất, cộng đồng dân tộc thiểu số cần được hoàn trả cho những nỗ lực của chính mình trong việc làm giảm thiểu phát thải và tích luỹ khí nhà kính bằng hàng loạt các công việc thường ngày như bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng, trồng các cây bản địa dài ngày, chuyển đổi phương thức canh tác như không đốt, phá rừng.

Thứ hai, cần nâng cao năng lực cho cộng đồng các dân tộc thiểu số để có khả năng tự chống đỡ với thiên tai, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu để sống và sản xuất bền vững.

Thứ ba, cộng đồng dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ để có khả năng sử dụng các kỹ thuật và công nghệ bản địa truyền thống, đồng thời cần được tiếp cận các công nghệ và kỹ thuật mới từ cộng đồng quốc tế để phát triển sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đại diện cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng khẳng định, họ sẽ không trông chờ và thụ động mà chủ động tự cứu mình trước thiên tai. Tuy nhiên họ cũng cần được hưởng những thành quả đã góp sức cho toàn cầu, và cần được cộng đồng quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, quản lý và tài chính để ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này