![]() |
Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng |
Từ nước nghèo, đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Và quan trọng hơn Việt Nam thành nước có mức thu nhập trung bình (GDP đạt trên 2.200 USD/người chưa tính theo sức mua). Tuy nhiên, theo đánh giá, nếu không có những sự đột biến, Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập thấp.
Nói về công tác xóa đói giảm nghèo, để thực hiện mục tiêu cao cả là dân giàu, nước mạnh, suốt những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề này và Chính phủ đã cụ thể hóa bằng các chương trình hành động như chương trình 135 đối với các tỉnh miền núi, chương trình cho các xã ven biển nghèo. Thêm vào đó, là các chính sách về ưu đãi vốn vay. Nhìn chung những dự án này đã phát huy tác dụng, song có thể do cách triển khai chưa đồng bộ; thậm chí chưa đúng trọng tâm dẫn đến kết quả thu được không như mong muốn. Ví như chính sách hỗ trợ các xã nghèo thuộc diện bãi ngang ven biển giai đoạn 2010- 2015 theo quyết định của Thủ tướng là để phát triển hạ tầng, nhưng thực tế qua phản ánh của người dân thì đầu tư hạ tầng ít, mà các cán bộ, viên chức, giáo viên lại được hệ số lương gấp đôi. Người dân hưởng lợi từ chính sách không nhiều…
Là quốc gia nông nghiệp, có trên 80% dân số là nông dân, để giảm nghèo bền vững ngoài việc nhà nước cho họ cần câu thay vì con cá; trên bình diện vĩ mô Đảng, Nhà nước phải có chính sách tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) một cách đồng bộ. Cụ thể, gắn phát triển hạ tầng cơ sở với việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất đi liền với khâu đầu ra là một hệ thống công nghiệp chế biến hoàn chỉnh, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nếu không khép kín được chu trình này mà chỉ bằng những chương trình như 135 (chưa kể đến yếu tố thất thoát) thì công tác xóa nghèo vẫn gian nan.
Đăng Trung
(Thanh Xuân Bắc- Hà Nội)
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/de-giam-ngheo-ben-vung-26861.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này