Gia tăng bệnh chân tay miệng: Đừng coi thường khuyến cáo

22:15 | 24/09/2015
ThS.BS Nguyễn Văn Lâm, trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng có chiều hướng tăng.
Cảnh báo về dịch chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng: Tuyệt đối không tự điều trị

Mắc bệnh do bị lây chéo

Chia sẻ với phóng viên LĐTĐ về trường hợp của con trai mình là cháu Lê Tuấn Kiệt, 22 tháng tuổi bị bệnh chân tay miệng, chị Đỗ Hằng Nga, quê Yên Bái cho biết, khi vào bệnh viện cháu được chuẩn đoán là bị viêm phổi, trong thời gian chữa viêm phổi cháu bị lây bệnh tay chân miệng (TCM) của bạn cùng phòng nên được chuyển lên khoa Truyền nhiễm để theo dõi.

Cảnh báo về dịch chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng: Tuyệt đối không tự điều trị

Cũng với trường hợp người nhà bị lây chéo bệnh CTM, bà Đặng Thị Vân (quê Ninh Bình), bà của cháu Chí Nhân, 10 tháng tuổi, chia sẻ, gia đình cháu sống ở Hà Nội nhưng vừa rồi do có việc, bố mẹ cháu đi làm cả ngày nên tôi cho cháu về quê và cho đi trẻ. Gửi được hơn một tuần, cháu có hiện tượng lên các nốt đỏ ở miệng rồi lan ra tay, đi khám mới biết cháu bị TCM. Trước đó, ở lớp cháu gửi cũng có bạn bị CTM.

Gia tăng bệnh chân tay miệng: Đừng coi thường khuyến cáo
Bé Lê Tuấn Kiệt bị TCM đang được mẹ chăm sóc

ThS.BS Nguyễn Văn Lâm khẳng định, trường hợp trẻ bị lây chéo là khó tránh khỏi do cơ chế của bệnh là do virus đường ruột nhóm Enterovirus gây ra, dễ lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa, đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch nốt phỏng vỡ (do virus ở trong phân, dịch hắt hơi, dịch sổ mũi, nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bệnh, đồ chơi, môi trường tiếp xúc,...). Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do virus khu trú trong phân. Từ đầu năm đến nay khoa Truyền nhiễm đã tiếp nhận và điều trị khoảng 193 trường hợp trẻ bị TCM, bình quân mỗi tuần có khoảng 4-5 ca. Trong số đó hầu hết đã được xuất viện vì được phát hiện sớm nên khả năng bình phục cao, số còn lại do bị TCM cấp độ 2 cộng với bị một số bệnh khác nên vẫn phải ở lại viện theo dõi và điều trị.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh TCM là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm (viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp) dẫn đến tử vong. Các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV71. Trẻ càng nhỏ, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh có xu hướng tăng do không thực hiện khuyến cáo

Theo Cục Y tế dự phòng, số ca nhiễm bệnh TCM có xu hướng tăng, đặc biệt là từ tháng 9 đến tháng 12 nguy cơ lây lan bệnh rất cao. Lý do, các trường học, trường mầm non, nhóm trẻ gia đình không thực hiện triệt để các khuyến cáo của Bộ Y tế.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh TCM là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm (viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp) dẫn đến tử vong. Các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV71. Trẻ càng nhỏ, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Còn theo ThS.BS Nguyễn Văn Lâm, những trẻ dưới 6 tuổi là đối tượng dễ bị mắc TCM nhất. Sở dĩ các trẻ trong độ tuổi này dễ mắc bệnh là do sức đề kháng của trẻ còn yếu, cộng thêm môi trường xung quanh không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, dinh dưỡng không đủ cho nên những nhóm trẻ sức đề kháng kém sẽ bị dễ bị lây hơn.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh TCM nhưng đã có phác đồ điều trị bệnh của Bộ Y tế hướng dẫn nên các gia đình có thể yên tâm khi con em mình bị bệnh. Không chỉ với bệnh TCM mà với tất cả các bệnh, cần chú ý và phát hiện sớm.

Nhằm tích cực phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh TCM ở trẻ nhỏ trong môi trường học đường, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền nội dung phòng bệnh cho giáo viên, cán bộ, sinh viên, học sinh. Vận động phụ huynh, học sinh thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, rửa tay bằng xà phòng. Ngoài ra, nhà trường phải bố trí đủ bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng ở những vị trí thuận lợi cho học sinh rửa tay, hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách, thường xuyên với nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Đối với các trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ phải thường xuyên rửa sạch bàn tay trẻ. Người trông giữ trẻ đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ cần rửa tay bằng xà phòng. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Theo dõi sức khỏe của trẻ em, học sinh để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Cho các trường hợp mắc bệnh nghỉ học, không đến nhà trẻ, trường học trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh.

T.Trang

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này