Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

17:48 | 10/09/2015
Dị tật bàn chân bẹt phổ biến trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ. Trong khi đó, nhiều phụ huynh thường sai lầm khi cho rằng trẻ có bàn chân bẹt thì sẽ nhanh biết đi.
Mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời bị dị tật bẩm sinh

Tại hội thảo Sớm phát hiện bàn chân bẹt ở trẻ - Ngăn ngừa các bệnh về cột sống, do bác sĩ Wade Brackenbry Hoa Kỳ (ACC) cho biết, cha mẹ có thể nhận biết con của mình bị chứng bàn chân bẹt khi bàn chân của trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Điều này khiến bàn chân của trẻ biến dạng và ảnh hưởng đến việc đi lại hay chạy nhảy. Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt. Từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân bắt đầu được hình thành. Nếu các vòm bàn chân không phát triển thì có thể gây ra các chứng đâu đầu gối, lưng và cả ở bàn chân.

Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

“Tật bàn chân bẹt rất phổ biến ở các nước Châu Á và phương Tây. Có khoảng hơn 30% trẻ em Châu Á bị dị tật bàn chân bẹt., chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...”, bác sĩ Wade Brackenbury, chuyên gia y khoa ACC khuyến cáo.

Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 2 – 7 tuổi, ở tuổi này nhiều gia đình thường ít chú ý tới quá trình phát triển của bàn chân vì cho rằng đây là giai đoạn trẻ tập đi. Đôi bàn chân bẹt sẽ dễ đi hơn các bàn chân khác, trên thực tế cho thấy nếu phát hiện muộn trẻ sẽ ít có cơ hội hồi phục hơn hoặc sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Theo chuyên gia tác động cột sống Đỗ Đình Thi, công tác tại Hội y khoa Việt Nam cho biết thêm, bàn chân bẹt có thể gây nên những cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, tạo nên một cái bướu khiến cho ngón chân cái bị đẩy về phía ngón chân thứ 2. Việc ngón chân cái bị đi lệch dần và sự hình thành của cái bướu có thể gây đau đớn. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn cho bàn chân và đầu gối.

Bàn chân bẹt cũng có thể dẫn đến chứng gai gót chân và viêm cân gan chân. Đau gót chân xuất hiện khi hai gót xoay xuống và làm rách cân gan chân gây nên tình trạng viêm. Thông thường mảnh xương nhọn nhô ra ở gót chân gây ra triệu chứng đau. Chứng chân bẹt còn khiến cho các xương ở cẳng chân bị xoay trong lúc đi lại hoặc chạy. Điều này khiến cho các khớp đầu gối cũng bị xoay lệch và bị viêm, cuối cùng dẫn đến sự thoái hóa và viêm mãn tính. Hơn 80% các chứng đau nhức đầu gối có nguyên nhân do bàn chân bẹt hoặc bàn chân bị quay sấp. Cũng như chứng đau đầu gối, tình trạng cẳng chân bị lệch do bàn chân bẹt và những vấn đề về bàn chân khác có thể ảnh hưởng tới lưng và thắt lưng. Ảnh hưởng tới vận động của trẻ như chơi thể thao, chạy, nhảnh…

Cha mẹ cần phát hiện sớm dị tật bàn chân bẹt ở trẻ để kịp thời can thiệt nắn chính, cơ hội khỏi sẽ rất nhanh, đồng thời giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng về cột sống sau này.

Trang Thu

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này