![]() | Những bệnh nguy hiểm rình rập do thói quen ngồi nhiều |
![]() | Xét nghiệm HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung |
![]() |
UT là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cho đến nay, kết quả điều trị UT phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Theo các chuyên gia y tế, khi UT ở giai đoạn sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhiều bệnh nhân có quan niệm UT không được đụng đến dao kéo, đây là quan điểm sai lầm vì phẫu thuật là phương pháp sử dụng dao mổ, kéo... để loại bỏ khối u. Đây là phương pháp điều trị bệnh UT có lịch sử lâu đời và là phương pháp điều trị khỏi đối với một số bệnh UT. Xu hướng hiện nay là phẫu thuật bảo tồn tối đa, phối hợp phẫu thuật với các phương pháp điều trị khác (xạ trị, hóa trị liệu, điều trị miễn dịch...) nhằm cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch hội Ung thư TPHCM: Hiện nay có nhiều phương pháp phát hiện sớm, nhưng người bệnh phải đi khám và phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi gấp nhiều lần. Ví dụ, ung thư cổ tử cung chia làm giai đoạn 1,2,3,4… Phát hiện càng sớm, trị đúng cách, khả năng khỏi bệnh rất cao; ung thư vú cũng vậy, khi nó còn là một cục sờ thấy khoảng 1 cm - giai đoạn 1, nếu được điều trị đúng cách thì 75-85% có kết quả tốt.
![]() |
Các bệnh nhân ký cam kết không dùng sừng tê để trị ung thư |
Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến UT. Theo thống kế của Hội Phòng chống UT Việt Nam, 90% trường hợp UT phổi là do hút thuốc lá. Những người mắc UT phổi, có người hút thuốc 20-30 năm, rồi chỉ ho húng hắng sơ sơ…; bề ngoài vẫn tươi tỉnh mà đi bệnh viện chụp thì bác sĩ thấy cục u lớn. Cách ngừa, chống UT phổi là không hút thuốc lá. Cũng theo tài liệu của Hội Phòng chống UT Việt Nam: “Dòng khói từ đầu điều thuốc lá cháy có chứa chất độc gây UT còn nhiều hơn dòng khói chính do người hút hít vào trong phổi mình. Lý giải vì sao phụ nữ, trẻ em hay một số người không hút thuốc lá cũng bị UT phổi là do hít phải khói thuốc người xung quanh hút. Vì vậy, việc không hút thuốc lá không chỉ phòng bệnh cho mình mà còn bảo vệ sức khỏe người thân, gia đình và cộng đồng.
GS. TS. Đức cho biết thêm, chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân gây UT. Ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc UT đại – trực tràng và UT vú. Các chất bảo quản, chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, các chất trung gian chuyển hóa và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc lên men là nguyên nhân gây ra nhiều loại UT đường tiêu hóa như: UT dạ dày, UT gan, UT đại tràng...
Duy trì lối sống lành mạnh, ăn nhiều ăn nhiều rau, trái cây, có vitamin và chất xơ. Tăng cường tập thể dục, không cần tập nhiều mà cần đều đặn, tránh béo phì và tăng cân có kiểm soát... cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh UT. Nếu chúng ta thực hiện tốt được chiến lược phòng - chống, tỷ lệ người mắc các bệnh UT nhất định sẽ giảm.
Trên thực tế, vẫn có một bộ phận không nhỏ người dân còn thiếu kiến thức về UT, vì thế có những ngộ nhận trong việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn, đồng thời tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Một trong những ngộ nhận đó là việc sử dụng sừng tê giác để chữa UT, khiến loài vật mang tính biểu tượng toàn cầu này đang trên bờ tuyệt chủng. Theo GS. TS. Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội UT Việt Nam: “Hiện nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều phương pháp chữa bệnh UT có hiệu quả, đem lại cơ hội chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Sừng tê giác hoàn toàn không có khả năng chữa được bệnh UT”. |
Trang Thu
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/ung-thu-khong-dang-so-25522.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này