Tuổi trẻ và khát vọng thể hiện bản thân

20:06 | 27/08/2015
Khát vọng và nung nấu ngọn lửa nhiệt huyết trở thành người làm chủ, cùng với mong muốn được thể hiện bản thân với những trải nghiệm thực tế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên, học sinh đã thể hiện tài năng cùng những đam mê tìm tòi, sáng tạo, để khi ra trường những bạn trẻ này được bảo đảm tương lai bằng chính năng lực và trải nghiệm.
Không có trải nghiệm, tuổi trẻ chẳng đáng một xu
"Hạn chế lớn nhất của tuổi trẻ là thiếu tham vọng"

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, của khoa học công nghệ, nhiều thanh niên, sinh viên có cơ hội được tiếp thu và học hỏi những cái mới, ý tưởng mới. Bên cạnh đó, trên ghế nhà trường các ban thanh niên, sinh viên cũng được tạo điều kiện tối đa để trải nghiệm, để theo đuổi đam mê. Vì thế, họ sẵn sàng thể hiện năng lực sáng tạo, chứng tỏ bản thân, và nhiều người đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.

Nguyễn Thu Hương (SV năm thứ 2 trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ, ngành báo cũng như một số ngành học khác có những đặc trưng riêng, vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, sinh viên đã phải “lăn xả” vào thực tế để có những trải nghiệm. Quan trọng hơn, đó là được rùi mài kỹ năng viết báo, kỹ năng triển khai đề tài và kiếm thêm được chút tiền nhuận bút.

Tuổi trẻ  và khát vọng thể hiện bản thân
Đam mê, học hỏi mang lại nhiều thành công cho bạn trẻ khi còn ngồi trên giảng đường đại học.

Niềm đam mê, quyết tâm thể hiện bản thân cùng ý chí làm giàu chính là tấm la bàn để những người trẻ định hướng, lập nghiệp. Hồ Văn Phúc (21 tuổi, sinh viên ngành Marketing, Đại học Thương mại Hà Nội) chia sẻ, mặc dù đang là sinh viên nhưng hiện tại Phúc đang sở hữu một căn hộ chung cư với giá gần 3 tỉ đồng, cùng một tài khoản cá nhân 1,2 tỉ đồng. Toàn bộ số tài sản mà Phúc có hiện nay hầu hết đều do lợi nhuận từ việc kinh doanh mang lại từ hồi Phúc còn học lớp 11.

Phúc cho biết: “Vốn có “gien” di truyền nên từ khi còn là học sinh lớp 11 mình đã đam mê kinh doanh rồi. Ngày đó khi đất ở quê mình (Hà Tĩnh) rục rịch “sốt”, mình đánh liều vay gia đình 500 triệu đồng để kinh doanh bất động sản. Gia đình mình cũng có điều kiện ở quê, nên khi thấy con trai có ý tưởng kinh doanh bố mẹ mình đồng ý ngay. Thế rồi may mắn liên tiếp đến, tài sản của mình theo đó mà tăng lên, không những trả được nợ cho gia đình, mình còn có thêm vốn. Khi trở thành sinh viên, bất động sản rơi vào bế tắc, mình chuyển qua kinh doanh đồ handmade bằng đất sét, dạy chữ cho học sinh…hiện nay hàng tháng lợi nhuận của mình thu được từ 50-70 triệu đồng. Đây chỉ là nghề tay trái nhưng tạo cho mình rất nhiều kinh nghiệm để sau này ra trường mình có thể vận dụng vào ngành đã học để phát triển”.

Có thể nhiều người không tin, thậm chí là ngạc nhiên, khi được nghe về câu chuyện một sinh viên, học sinh nào đó trở thành triệu phú. Hoặc có sinh viên, học sinh hiện vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng nhờ làm thêm, nhờ kinh doanh nghề tay trái mà thu nhập cả trăm triệu/ tháng. Họ không chỉ mang mơ ước, đam mê cháy bỏng của mình vào công việc, mà còn biến đam mê thành hiện thực.

Có thể nhiều người không tin, thậm chí là ngạc nhiên khi được nghe về câu chuyện sinh viên, học sinh nào đó trở thành triệu phú. Hoặc có sinh viên, học sinh hiện vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng nhờ làm thêm, nhờ kinh doanh nghề tay trái mà thu nhập cả trăm triệu/ tháng. Họ không chỉ mang mơ ước, đam mê cháy bỏng của mình vào công việc, mà còn biến đam mê thành hiện thực. Để rồi chính những đam mê ấy đã mang lại thành công, là bàn đạp tạo nên những cơ hội sau khi ra trường.

Rất nhiều bạn trẻ, sinh viên đã tìm tòi, áp dụng kiến thức kỹ năng đã được học vào thực tế… và đã có được những thành công nhất định. Minh Anh, cựu sinh viên trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, khi Minh Anh đang là sinh viên, đã tích cực cộng tác, viết bài cho nhiều tờ báo. Thậm chí Minh Anh còn đảm nhận một chuyên mục trên một tờ báo mạng… Khi ra trường, Minh Anh nhận được rất nhiều lời mời từ các tờ báo uy tí cùng mức lương “khủng”. Hay như Duy Tân, cựu sinh viên trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội, với những ý tưởng kinh doanh khi còn là sinh viên đã giúp bạn trở thành giám đốc trẻ sau khi ra trường…

Phải thừa nhận, làm thêm giúp các bạn trẻ, các bạn sinh viên có thêm thu nhập, trang trải phần nào những lo toan, gánh nặng cho gia đình, không những thế còn trang bị cho các bạn những kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu. Nhưng cũng có một thực tế, không phải sinh viên nào cũng vừa học tốt, tham gia các hoạt động tập thể tốt, lại vừa làm thêm giỏi. Một kết quả học tập tốt, cùng những kinh nghiệm tích lũy, những trải nghiệm cuộc sống… có đạt được hay không tùy thuộc vào chính khả năng sắp xếp, cân đối thời gian học tập và làm việc của mỗi người. Hãy tích cực thể hiện mình, thể hiện đam mê, tài năng, sáng tạo của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những cũng đừng quên học là nhiệm vụ chính của mình.

Đỗ Hành

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này