Công ty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ Việt Nhật bị “tố” lừa đảo XKLĐ

Đủ yếu tố cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

10:35 | 30/07/2015
Báo LĐTĐ số 84, ra ngày 14/7 có bài “Công ty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ Việt Nhật bị “tố” lừa đảo xuất khẩu lao động”, phản ánh việc hàng chục lao động dù đã đóng tiền phí, học tiếng song gần 2 năm qua họ vẫn không được sang Canada làm việc. Khi người lao động đến đòi lại tiền đặt cọc, công ty thường trốn tránh, trả lời vòng vo, hoặc trả không đủ. Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, công ty này không có chức năng đưa người sang Canada làm việc…
Công ty CP đầu tư và phát triển Việt Nhật lại bị “tố” lừa đảo XKLĐ Công ty CP đầu tư và phát triển Việt Nhật lại bị “tố” lừa đảo XKLĐ

Báo Lao động Thủ đô cuối tháng 8/2014 đã có bài phản ánh về việc Công ty CP đầu tư và phát triển Việt Nhật (gọi tắt là Cty Việt Nhật), ở CT3B Mễ Trì Thượng, số 10 Đại lộ Thăng Long có dấu hiệu lừa đảo đưa người lao động sang Canada. Mới đây, báo LĐTĐ tiếp tục nhận được đơn tố cáo Công ty Việt Nhật có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo chiêu trò nhận tiền đặt cọc rồi bỏ rơi người lao động…

Sau khi báo LĐTĐ phản ánh về việc gia đình anh Đỗ Xuân Hoàng (SN 1992) trú tại khu 10, xã Lang Sơn, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ và anh Trần Minh Việt, trú tại Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định cùng nhiều người khác phải “sống dở, chết dở” khi bị Công ty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ Việt Nhật (gọi tắt là Cty Việt Nhật) chối bỏ trách nhiệm không đưa người đi XKLĐ, chúng tôi tiếp tục nhận được đơn của nhiều người khác tố cáo Cty Việt Nhật có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đơn tố cáo của những nạn nhân mới, cũng với chiêu trò giới thiệu công ty của mình có thể đưa lao động sang làm việc tại Canada với mức lương cao, bà Ngô Thảo Hoa, Giám đốc Cty Việt Nhật đã thu của nhiều người 4.000 USD (85 triệu đồng) đặt cọc và 14 triệu đồng tiền học ngoại ngữ. Tuy nhiên, sau khi kết thúc khóa học ngoại ngữ, mọi người đều không được đi sang Canada làm việc như lời hứa của lãnh đạo công ty này. Khi liên hệ để hỏi về thời gian đi, cũng như đòi lại số tiền đã đặt cọc, lãnh đạo Cty Việt Nhật thường lẩn trốn, không gặp mặt, hoặc trả lời chung chung.

Đủ yếu tố cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trụ sở Công ty CP Đào tạo và Phát triển Việt Nhật

Theo tìm hiểu của phóng viên, đa phần những lao động đã nộp tiền cho Cty Việt Nhật để đi XKLĐ đều có hoàn cảnh khó khăn, ở các tỉnh Phú Thọ, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên… Để có số tiền đặt cọc và học ngoại ngữ hơn 100 triệu đồng cho Cty Việt Nhật, mọi người phải cầm cắm sổ đỏ, bán đất, đồ đạc trong nhà và vay lãi mới có được.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết: Từ năm 2010 đến nay, không có công ty nào được cấp phép đưa lao động đi xuất khẩu ở thị trường Canada. Do đó, Công ty Việt Nhật, ở CT3B Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội nói có thể đưa lao động xuất khẩu sang thị trường này là không đúng.

Để nắm rõ vụ việc, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã liên hệ với bà Ngô Thảo Hoa, Giám đốc Cty Việt Nhật. Bà Hoa cho biết: Tôi không làm việc với báo chí nữa. Nếu muốn tìm hiểu thông tin thì lên gặp anh Y. Cục 1, hoặc anh H. là thư ký của anh Y.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết: Từ năm 2010 đến nay, không có công ty nào được cấp phép đưa lao động đi xuất khẩu ở thị trường Canada. Do đó, Công ty Việt Nhật, ở CT3B Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội nói có thể đưa lao động xuất khẩu sang thị trường này là không đúng.

Theo luật sư Lê Hồng Hiển, Giám đốc Công ty Luật Nay&Mai (Hà Nội): Trong khoa học hình sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được định nghĩa là hành vi dùng thủ đoạn gian dối (như đưa ra những thông tin sai sự thật, bịa đặt) làm người có tài sản tưởng là thật, mà trao tài sản và bị chiếm đoạt tài sản đó. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 139 - Bộ luật Hình sự. Theo đó, chỉ cần chiếm đoạt của người khác số tài sản (hoặc tiền) có giá trị từ 500 nghìn đồng trở lên, hành vi đó đã cấu thành tội phạm.

Căn cứ vào kết quả xác minh tại Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), Công ty Việt Nhật không có tên trong danh sách được XKLĐ, vì vậy, việc bà Ngô Thảo Hoa, Giám đốc Công ty Việt Nhật có hành vi dụ dỗ người lao động đóng tiền cho mình và hứa hẹn sẽ đưa họ sang Canada lao động, nhưng thực tế không đưa đi được, cũng không chịu trả lại tiền đã nhận của người lao động... là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với mức thu gần 100 triệu đồng/ người (20 người), thì số tiền bà Hoa chiếm đoạt là 2 tỷ đồng, trong khung hình phạt thuộc khoản 4, điều 139 - Bộ luật Hình sự, cần thiết phải khởi tố điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật”.

Ngô Hùng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này