Hạn chế mức tin nhắn, quyền lợi người tiêu dùng có được bảo đảm?

06:45 | 27/06/2015
Mới đây, Cục An toàn thông tin vừa trình lên Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) về dự thảo sẽ hạn chế mức tin nhắn từ điện thoại di động của từng thuê bao di động, nhằm ngăn chặn tin nhắn rác. Dự thảo hiện đang có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh đến quyền lợi của người tiêu dùng.
VinaPhone áp dụng chiêu “độc” để chăm sóc Khách hàng
"Dẹp" tin nhắn rác, 28.000 số thuê bao bị chặn!

Theo dự thảo "Tiêu chí hướng dẫn phát hiện, ngăn chặn và quy định về xử lý thuê bao phát tán tin nhắn rác" mà Cục An toàn thông tin soạn thảo, hạn mức áp dụng là kết hợp của các hạn mức: 5 tin nhắn/1 phút, 20 tin nhắn/1 giờ hoặc 50 tin nhắn/24 giờ. Nếu thuê bao nhắn vượt hạn mức mà chưa đăng ký thành công sử dụng tin nhắn vượt hạn mức thì nhà mạng có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn dịch vụ nhắn tin chiều đi của thuê bao.

Theo anh Phạm Duy Khánh, Công ty Dịch vụ Truyền thông HNM cho biết, việc Cục An toàn thông tin đưa ra các biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tin nhắn rác là cần thiết. Tuy nhiên nếu theo những quy định mới trong dự thảo về hạn chế số lượng tin nhắn một ngày của thuê bao di động là đẩy khó về cho người dân, khó phân biệt được đâu là đầu số phát tán tin nhắn rác, đâu là người sử dụng bình thường, vì thế không nên đánh đồng để áp dụng chung một quy định.

Hạn chế mức tin nhắn, quyền lợi người tiêu dùng có được bảo đảm?
Hạn chế tin nhắn rác không chỉ bằng quy định

Chị Đỗ Thị Huyền, nhân viên tại Công ty TNHH quà tặng Việt cũng tỏ ra bức xúc khi biết đến nội dung hạn chế tin nhắn của dự thảo. Chị Huyền cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và xã hội, hiện nay việc người dân sở hữu một chiếc điện thoại smart phone là không khó. Với tích hợp nhiều tính năng, điện thoại là cầu nối để bạn bè, người thân giao tiếp với nhau được thuận lợi và dễ dàng hơn. Vì thế, khi có những sự kiện như đám cưới, sinh nhật, họp lớp…mọi người thường nhắn tin với nhau qua điện thoại với số lượng tin nhắn lớn. Nếu theo quy định dự thảo, hạn chế tin nhắn trong các trường hợp này là khó và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và nó không sát với thực tế.

T.S Nguyễn Minh Phong – Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, nếu dự thảo được thông qua, nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, quyền lợi của một số nhóm người dùng là doanh nghiệp. Với quy định trên, người sử dụng tin nhắn rác có thể dễ dàng lách luật bằng cách, mỗi thuê bao họ chỉ nhắn 49 tin/24h, sau đó họ sẽ thay đầu số khác để nhắn tin hoặc chuyên nghiệp hơn họ có thể chuyển sang sử dụng thuê bao đầu số.

Đối với những người làm công chức nhà nước hoặc công nhân lao động, họ không có thời gian nhiều để nhắn tin, nhưng với các bạn sinh viên thì khác, các bạn có thời gian, lại muốn tiết kiệm chi phí thì nhu cầu nhắn tin là rất lớn. Bộ TTTT cần có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tin nhắn rác, chứ không thể cứ không quản lý được là đưa ra quy định cấm.

Trên thực tế, vấn đề hạn chế tin nhắn rác và hướng dẫn đăng ký dịch vụ tin nhắn vượt mức đã được Bộ TTTT vào cuộc quyết liệt, được thể hiện rõ qua Thông tư 04/2012 – TTTT của Bộ TTTT. Bản thân các nhà mạng cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tin nhắn rác.

Nhằm hạn chế vấn đề tin nhắn rác, phía Viettel đã có hệ thống VMCS có thể chủ động ngăn chặn tin nhắn rác theo từ khóa, đến hết tháng 6/2015 sẽ đáp ứng 10 triệu thuê bao. Tương tự, MobiFone cũng cho rằng, hệ thống của mình kiểm soát đến 15 triệu thuê bao, chặn theo từ khóa và từ khóa được cập nhật thường xuyên…

Tuy nhiên, trước nội dụng của dự thảo về quy định hạn chế tin nhắn mà chủ yếu là tin nhắn rác của Cục An toàn thông tin, rất nhiều các chuyên gia nhận định, muốn hạn chế được tin nhắn rác không chỉ là việc quy định hạn chế tin nhắn trong một ngày, một giờ…mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khách hàng và nhà mạng trong việc phản ánh, tố giác những tin nhắn, số điện thoại thường xuyên nhắn tin rác để nhà mạng có hướng xử lý.

Đưa ra ý kiến về dự thảo trên, chuyên gia kinh tế T.S Nguyễn Minh Phong – Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, nếu dự thảo được thông qua, nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, quyền lợi của một số nhóm người dùng là doanh nghiệp. Với quy định trên, người sử dụng tin nhắn rác có thể dễ dàng lách luật bằng cách, mỗi thuê bao họ chỉ nhắn 49 tin/24h, sau đó họ sẽ thay đầu số khác để nhắn tin hoặc chuyên nghiệp hơn họ có thể chuyển sang sử dụng thuê bao đầu số. Vì thế chuyên gia kinh tế Minh Phong cho rằng, để hạn chế tin nhắn rác bằng dự thảo trên là chưa hợp lý. Còn việc áp dụng biện pháp đăng ký với mỗi thuê bao khi có nhu cầu nhắn tin vượt hạn mức, thì đối với khách hàng là cá nhân bình thường họ ít khi nhắn vượt hạn mức, nếu bắt họ đăng ký thì sẽ rất phiền hà.

“Để việc hạn chế tin nhắn rác được hiệu quả nhất, theo tôi các nhà quản lý cần phải giải được bài toán quản lý sim rác. Đây là một thị trường vốn vẫn “lộng hành” từ trước đến nay. Khi việc kinh doanh sim được quản lý chặt chẽ, sim rác không còn được bán tràn lan nữa thì vấn đề chặn tin nhắn rác, sẽ được thực hiện đơn giản và hiệu quả” – ông Phong cho hay.

Đạt Đỗ

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này