Ngộ độc thủy ngân có thể tử vong bất cứ lúc nào

16:17 | 19/05/2015
Giáo sư Trần Hồng Côn – Khoa Hóa Học, trường Đại học Tự nhiên Hà Nội cho biết thủy ngân là một kim loại nặng và nó được xếp vào độc, với đặc tính không tan trong nước. Nếu hít phải thủy ngân rất độc.
Cảnh báo ngộ độc từ thuốc Đông y
6 thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thủy ngân có thể tử vong bất cứ lúc nào
Thủy ngân vỡ từ nhiệt kế có thể gây ngộ độc cho cả gia đình.

Ngộ độc thủy ngân vì nhiệt kế

Khoa điều trị tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp trẻ nghịch phải nhiệt kế đo nhiệt độ dẫn đến ngộ độc thủy ngân. Theo mẹ cháu, khi đo nhiệt độ cho con xong, chị vội vàng xuống bếp để chiếc nhiệt độ trên bàn. Cậu bé 11 tháng tuổi không biết gì cầm chiếc nhiệt kế đập xuống bàn liên tục gây vỡ nhiệt kế.

Mẹ cháu chỉ dùng khăn ướt lau và dọn chỗ nhiệt kế bị vỡ không để ý đến thủy ngân bị vỡ ra từ nhiệt kế. Vài tiếng sau chị thấy con trai có triệu chứng khó thở, quấy khóc. Chị đưa con vào Bệnh viện Nhi trung ương thì bác sĩ cho biết cháu bị ngộ độc vì hít phải thủy ngân.

Trường hợp của chị Bùi Thị Bích trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội cấp cứu tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng tương tự. Chị Bích bị sốt nên mua cặp nhiệt độ về đo. Trong lúc bất cẩn chị làm rơi cả chiếc bàn gấp và chiếc nhiệt nhiệt xuống đất. Chiếc bàn đập vào cái nhiệt kế làm cho chiếc nhiệt kế bị vỡ. Chị Bích không biết trong nhiệt kế là thủy ngân mà chỉ cầm mảnh vỡ của nhiệt kế bỏ vào thùng rác.

Đêm đó, chị Bích bị đau đầu và bụng, nhưng không tìm được nguyên nhân. Còn chồng và con chị cũng đau đầu. Sáng hôm sau, chị nói với một người bạn làm bác sĩ về hiện tượng lạ và kể lại chiếc nhiệt kế bị vỡ. Lúc này, bạn chị khuyên cả gia đình chị đến bệnh viện kiểm tra.

Chị Bích và gia đình vào viện kiểm tra kiểm tra nồng độ thủy ngân trong nước tiểu của ba người đều cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Và họ cũng có các dấu hiệu của ngộ độc thủy ngân. Cả gia đình chị Bích vào nhập viện điều trị, nặng nhất là chị Bích vì chị tiếp xúc trực tiếp với chiếc nhiệt kế bị vỡ còn chồng và con chị chỉ hít phải thủy ngân.

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi sử dụng nhiệt kế nếu bé cắn phải thì có thể xảy ra ngộ độc thuỷ ngân cấp vào thận, gây biến chứng về suy thận, viêm thận. Hít phải thì ngộ độc thủy ngân vào máu, phổi…Khi trẻ nuốt phải thủy ngân ở nhiệt kế, các bậc cha mẹ không nên quá hốt hoảng tìm cách gây nôn hay móc họng. Làm như thế, trẻ dễ sặc, thủy ngân tràn vào phổi khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Cha mẹ nên bình tĩnh trấn an trẻ, rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Hít Thuỷ ngân độc hơn nuốt phải

Giáo sư Trần Hồng Côn cho biết thủy ngân là kim loại nặng tồn tại dưới 2 dạng: Kim loại và ion. Thủy ngân dùng cho nhiệt kế là loại kim loại ở thể lỏng, nó không tan trong nước nhưng có thể bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Nếu trẻ nuốt phải thì sẽ không ảnh hưởng nhiều vì nó ít hấp thu qua đường tiêu hóa. Nhưng sẽ rất độc hại nếu trẻ hít thủy ngân vào phổi, hay thủy ngân nhiễm vào máu.

Để giảm thiểu tình trạng trẻ bị ngộ độc hóa chất đặc biệt là thủy ngân, bác sĩ Dũng cho biết, không có biện pháp nào bằng sự cẩn thận của cha mẹ. Không nên để những đồ hóa chất trong tầm tay của trẻ em, nhất là những nơi gần đồ ăn uống, những đồ chơi bắt mắt. Khi để những hóa chất đó phải có nhãn mác rõ ràng.

Những đồ vật như lọ tăm, đồ chơi trưng bày mà có các hình ảnh giọt nước óng ánh, phản quang không tan trong nước như lọ tăm hay các đồ chơi khác, giáo sư Côn cho biết đó không phải là thủy ngân mà là các muối kim loại khác. Trường hợp uống nước từ lọ tăm bị vỡ ở Nghệ An giáo sư Công cho biết không phải do thủy ngân vì nước trong lọ tăm không phải thủy ngân.

Giá sư Côn cho biết thủy ngân không tan được trong nước nên khi nhiệt kế bị vỡ càng lau càng thành hạt nhỏ hơn. Không thể dùng các vật như khăn hay đồ nhựa để lau được thủy ngân. Giáo sư Côn hướng dẫn khi vỡ nhiệt kế có mấy cách để thu dọn thủy ngân sạch trong không khí như có lưu huỳnh bột đỏ ra quét cùng với thủy ngân đổ, lưu huỳnh bám vào thủy ngân làm thủy ngân không trơn và quét được, hạn chế bay hơi của thủy ngân hoàn toàn. Nếu ở nơi có khe hở mà lưu huỳnh bột không vào được người ta dùng sắt 3 clorua lau đi sẽ hạn chế thủy ngân gây ngộ độc.

Các cụ ngày xưa thường có mẹo lấy cuống cây trầu không dã dập ra chấm thì nó cũng bám vào. Tốt nhất vẫn là rải lưu huỳnh để thủy ngân không thể lăn tròn trên bề mặt đất. Nếu muốn hót được thủy ngân dùng thìa, xẻng bằng đồng tinh khiết, nó bắt được thủy ngân còn tất cả các đồ dùng không thể hót được.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này