Hội thảo "Giải pháp thúc đẩy vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông"

10:25 | 12/12/2014
Sáng nay, 12/12/2014. tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo thúc đẩy vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chủ trì Hội thảo. Tham dự còn có đại diện của nhiều bộ, ngành và các nhà tài trợ, các định chế tài chính, các nhà đầu tư tiềm năng.

55287

55287Phát biểu khai mạc Hội thảo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyên Hồng Trường  cho biết, phát triển cơ sở hạ tầng GTVT luôn dành được sự quan tâm và ưu tiên của Chính phủ Việt Nam và ngành GTVT. Để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là kết cấu hạ tầng GTVT được xác định là một trong ba khâu đột phá triến lược, nhằm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên cho các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng; tăng cường công tác bảo trì các công trình hiện có để nâng cao năng lực thông qua.

Để có thể đạt được các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng đã đề ra, nhu cầu nguồn vốn đầu tư từ nay đến năm 2020 là rất lớn. Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chính phủ Việt Nam xác định việc huy động nguồn vốn từ khối doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước là hết sức cần thiết. Thời gian qua, nhiều quy định pháp lý liên quan về chính sách xã hội hóa, kêu gọi đầu tư cũng như các quy định trong việc quản lý đầu tư xây dựng theo các hình thức đầu tư khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã được ban hành đặc biệt là theo mô hình BOT và hợp tác công - tư (PPP).

55291

Bộ GTVT đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân quan tâm tới các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực GTVT, tham gia vào quá trình chuyển nhượng quyền khai thác và thuê lại các công trình kết cấu hạ tầng đã hoàn thành. Trên cơ sở hợp nhât nghị định 108/2009/NĐCP và quyết định số 71/2010/QĐTTG và bổ sung các quy định mới, chính phủ Việt Nam dự kiến ban hành một nghị định PPP mới về lĩnh vực này trong tháng 12/2014 hoặc đầu tháng 1/2015. Hy vọng đây sẽ là một hành lang pháp lý mới tạo cơ sở để chúng ta tiếp tục hợp tác trong các dự án cụ thể thời gian tới.

“Trong khuôn khổ hội thảo này, tôi mong muốn giới thiệu tới các nhà tài trợ, các định chế tài chính, các nhà đầu tư tiềm năng, các doanh nghiệp một số thông tin về nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020, các cơ chế chính sách của chính phủ Việt Nam nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia và đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Tôi cũng đã tiếp xúc với một số nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào hạ tầng GTVT Việt Nam trong đó có Goldman Sachs của Hoa Kỳ, ILFS của Ấn Độ... Vì vậy, Hội nghị này cũng sẽ là cơ hội để chúng ta gặp gỡ, chia sẻ khó khăn vướng mắc, các rủi ro, kinh nghiệm quốc tế và các kiến nghị trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách này để triển khai xây dựng các dự án cụ thể. Trên cơ sở này, Bộ GTVT các trách nhiệm tổng hợp ý kiến đề xuất chính phủ những biện pháp, cơ chế phù hợp để tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư vào phát triển KCHT GTVT  tại VN trong thời gian tới” - Ông Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh.

Theo báo cáo, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 bình quân khoảng 202 nghìn tỷ/năm trong đó, một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách như QL1 cần bình quân 22 nghìn tỷ đồng/năm; đường Hồ Chí Minh bình quân 27 nghìn tỷ đồng/năm... Chỉ tính riêng 63 dự án BOT, BT, PPP do Bộ GTVT quản lý, các ngân hàng thương mại tham gia tài trợ tới 135 nghìn tỷ (chiếm trên 89 % tổng mức đầu tư). Chỉ tính riêng đối với Ngân hàng phát triển tài trợ riêng cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải phòng hiện nay đã giải ngân trên 20 nghìn tỷ đồng. Đây là số vốn tín dụng ngân hàng lớn nhất từ trước đến nay tài trợ cho các dự án hạ tầng giao thông. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án, trong năm 2015 dự kiến sẽ huy động tiếp từ các ngân hàng khoảng 63.000 tỷ đồng.

55292

Được biết, một số ngân hàng như BIDV, Vietinbank, SHB... đã triển khai, đưa ra các chương trình tín dụng cho vay ưu đãi đối với các dự án hạ tầng giao thông, như: BIDV đã ký kết chương trình thoả thuận hợp tác giữa BIDV và Bộ GTVT ký ngày 22/01/2013 với giá trị cam kết tài trợ các dự án QL1A, đường Hồ Chí Minh khu vực qua Tây Nguyên là 30 nghìn tỷ đồng với 19 dự án BOT; Vietinbank cam kết tài trợ cho một số dự án lớn như Dự án  đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ là hơn 5.900 tỷ đồng; Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả là hơn 5.400 tỷ đồng, Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua Ninh Thuận 1.700 tỷ đồng... Có được nguồn vốn lớn như vậy để góp phần phát triển hạ tầng giao thông là sự nỗ lực lớn của ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng BIDV, Vietinbank, SHB... nói riêng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chủ trì Hội thảo

55288

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, nhà tài trợ lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (EDCF), Ngân hàng Goldman Sacks (Anh), Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Ấn Độ (IL&FS), nhiều ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư, nhà quản lý, nhà thầu và chuyên gia trong nước...

Tại hội thảo này, các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, những chính sách để thúc đẩy và thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn xã hội hóa vào lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Thu Hương

 

 

 

 

 

 

 

 

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này