Vì hạ tầng giao thông Thủ đô đồng bộ, hiện đại

13:04 | 25/01/2023
(LĐTĐ) Thời gian qua, Hà Nội đã từng bước đưa vào khai thác, vận hành hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông đô thị quan trọng; góp phần tăng khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong thời điểm Tết Nguyên đán, nhiều công trình giao thông trọng điểm của Thủ đô đã và đang được đẩy nhanh tiến độ để về đích, đóng góp quan trọng vào bức tranh giao thông Hà Nội với gam màu tươi sáng.
Bước chuyển mình của giao thông Thủ đô Sôi nổi Hội thi Thợ giỏi ngành Giao thông Thủ đô

Mỗi ngày lại thêm đổi thay

Chúng tôi đến xã Tiến Xuân trong cái lạnh của những ngày cuối năm. Con đường dẫn vào xã sâu trong thung lũng được bao quanh bởi sông, núi và những cánh đồng đã được phủ bằng màu xanh của cây trồng vụ đông. Cảm nhận được trong không khí lạnh đã thoang thoảng chút hương bưởi, phật thủ. Đâu đó thấp thoáng những cành đào mới nhú vài chồi non được bà con nơi đây chuẩn bị chờ đón Tết Nguyên đán.

Bà Bùi Thị Bích Thìn (làng Đồng Dâu, xã Tiến Xuân) hồ hởi khoe, Tết năm nay vô cùng ấm áp với gia đình bà và các gia đình khác bởi đời sống, kinh tế, việc làm trong xã mấy năm nay có sự đổi thay rõ rệt.

Vì hạ tầng giao thông Thủ đô đồng bộ, hiện đại
Đường Vành đai 2 trên cao cơ bản đã hoàn thiện.

Từ khi sát nhập về Hà Nội, xã Tiến Xuân được Thành phố và huyện quan tâm đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống, phát triển sản xuất. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã huy động được hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động đổ bê tông hóa đường làng, ngõ xóm.

Tiến Xuân còn là xã đầu tiên trong số các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi của thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, với khoảng 7.800 dân, toàn xã chỉ còn 4 hộ nghèo, chiếm 0,23% (giảm 2 hộ so với năm 2020); hộ cận nghèo có 19 hộ, chiếm 1,09%.

“Trước đây người dân ở Tiến Xuân chỉ quen với cây lúa, cây ngô, cây sắn. Mỗi ngày lại thêm chút đổi thay, Tết này, vùng quê của chúng tôi dường như rộn ràng hơn. Rõ thấy nhất là hạ tầng giao thông, y tế, trường, trạm được xây dựng. Điều tôi thích nhất là các cơ sở trường học trong xã được đầu tư, các cháu có nơi học tập khang trang. Không còn cảnh đường đất ngày mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mù, đám trẻ đi học xa vất vả”, bà Thìn nói.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Tiến Xuân Nguyễn Văn Nghĩa cho biết, chính nhờ sự quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng cùng với những giải pháp đồng bộ là động lực giúp thúc đẩy các lĩnh vực tăng tốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã năm sau cao hơn năm trước. Năm 2022, xã phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 76 triệu đồng/người/năm.

Từ chỗ chỉ biết trồng cấy những loại cây đơn giản, truyền thống thì nay người dân nơi đây đã biết làm du lịch, dịch vụ dựa trên bản sắc vốn có của người Mường. Thế mạnh của địa phương là phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Trên địa bàn hiện có 5-6 khu nghỉ dưỡng cao cấp và trên 10 khu homestay do nhà dân quản lý, thu hút nhiều du khách từ nội đô và các tỉnh, thành lân cận.

Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Bên cạnh phát triển đời sống vật chất, đồng bào Mường ở đây cũng rất quan tâm đến gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Trên địa bàn xã Tiến Xuân hiện có 2 dân tộc anh em Kinh và Mường cùng sinh sống, trong đó người Mường chiếm khoảng gần 70%. Điều đáng mừng là bên cạnh sự tiếp nhận những nét văn hóa mới khi về với Hà Nội, những bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường vẫn được gìn giữ, truyền dạy.

Trong đó có thể kể đến như trang phục, ẩm thực và các vật dụng trong sản xuất, sinh hoạt; hay các giá trị văn hóa phi vật thể, gồm: Ngôn ngữ, mo Mường, cồng chiêng và các làn điệu hát, múa, các môn thể thao, trò chơi dân gian dân tộc Mường… vẫn hiện hữu trong đời sống nhân dân.

“Văn hóa dân tộc Mường chứa đựng lối sống giàu chất nhân văn và đạo lý, phản ánh quá trình lao động, sáng tạo được kế tục phát huy, phát triển, là niềm tự hào của bao thế hệ người Mường. Trong quá trình vận động và phát triển, văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn đã được giao thoa, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa rất phong phú, đa dạng của các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hóa dân tộc Kinh”, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân nhận định.

Những nét văn hóa ấy được kết hợp, quyện hòa với nét văn hóa của người Kinh đã tạo nên sự khác lạ trong ngày Tết của đồng bào Mường trên rẻo cao Thủ đô. Theo bà Nguyễn Thị Bích Thìn, đối với người Mường, Tết là dịp lễ hội lớn nhất và vui nhất trong năm. Bởi vậy người Mường chuẩn bị rất chu đáo, công việc đầu tiên là trang hoàng lại nhà cửa và sắm sửa thêm vật dụng mới. Một điều không thể thiếu khi trang hoàng lại nhà cửa là dựng cây nêu. Cây nêu được đem dựng trước cổng nhà, đây là một trong những nghi lễ không thể thiếu của người Mường.

Đối với người Mường ở Tiến Xuân, ngoài chuẩn bị đầy đủ các đồ thờ cúng, thịt, bánh chưng… thì trong dịp đón Tết, vui xuân không thể không có tiếng cồng chiêng. Hiện toàn xã có khoảng 26 bộ cồng chiêng. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình Mường đều đánh chiêng để tạo không khí ấm cúng, thay cho lời chúc tốt đẹp để mọi người được mạnh khỏe, no ấm, yên vui. Không chỉ vậy, trong 3 ngày Tết, khắp các thôn, làng, tiếng chiêng của bài “Bông trắng bông vàng” và “Sắc bùa” lại vang lên, ngân nga reo vui.

Bà Thìn nói trong niềm xúc động: “Khi tiếng cồng chiêng vang lên, sâu thẳm mỗi người Mường chúng tôi đều cảm thấy tự hào, thêm yêu quý văn hóa của dân tộc mình. Trong những ngày Tết, âm thanh cồng chiêng trầm bổng, vang vọng khắp núi rừng như khẳng định sức sống trường tồn cùng lịch sử như bản sắc văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mường ở Hà Nội…”./.

Đánh giá về dư địa, tiền đề phát triển của giao thông Thủ đô, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với quyết tâm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng và đề xuất triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Sau khi được Bộ Chính trị đồng ý, trên cơ sở thống nhất báo cáo của Chính phủ, Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án. Dự án sẽ tạo không gian phát triển mới mang tính chiến lược, giải quyết một số tồn tại hiện nay của Thủ đô; khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại…

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này