Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động

08:34 | 17/05/2022
(LĐTĐ) Sáng nay (17/5), gần 300 đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ) tham gia buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động" do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức. Chương trình được truyền trực tuyến từ Hội trường Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Trực tuyến hình ảnh: GLTT "Nâng cao kiến thức pháp luật Lao động, pháp luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân" Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chế độ, chính sách mới với người lao động Trực tuyến hình ảnh: Giải đáp vướng mắc về chính sách cho người lao động

Chế độ, chính sách đối với NLĐ là nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi thiết thực của NLĐ. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong quá trình thực thi pháp luật lao động.

Buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến "Chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động" diễn ra hôm nay, nhằm phổ biến các chế độ, chính sách liên quan tới NLĐ và NSDLĐ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của NLĐ và NSDLĐ, đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp.

7h45: Đoàn viên công đoàn, NLĐ thực hiện công tác phòng, chống dịch

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Đoàn viên công đoàn, NLĐ rửa tay sát khuẩn trước khi vào hội trường buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến.

8h00: Đoàn viên công đoàn, NLĐ tham gia Đối thoại - Giao lưu trực tuyến

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Đông đảo đoàn viên, NLĐ có mặt tại hội trường trước giờ trực tuyến.

8h20: Chương trình văn nghệ mở đầu buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Tiết mục văn nghệ của đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng

8h40: Bắt đầu buổi Giao lưu trực tuyến

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; bà Nguyễn Thanh Thủy - Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ Thành phố; bà Nguyễn Thị Kim Dung - Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; bà Vũ Thị Trình - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng.
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu trực tuyến, ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao hoạt động giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn tổ chức. Đây là kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hữu hiệu nhất cho cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong bối cảnh hiện nay. “Hiện nay, quan hệ lao động cùng lúc được điều khiển, chi phối bởi nhiều chính sách pháp luật như Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội v.v… Để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ, thực thi đầy đủ thì việc tuyên truyền chính sách pháp luật cho họ là hết sức cần thiết”, ông Lê Đình Hùng nhấn mạnh.
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, các ban, ngành chức năng thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế ở từng thời điểm. Trong khi đó, NLĐ vì nhiều lý do khác nhau như công việc bận rộn không có thời gian hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức pháp luật nên chưa chủ động cập nhật. Còn về phía doanh nghiệp, có nơi vẫn còn chậm chễ, chưa kịp thời nắm bắt, triển khai chính sách hoặc cố tình vi phạm chế độ, chính sách khiến quyền lợi NLĐ bị ảnh hưởng. Đối thoại - Giao lưu trực tuyến “Chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ” sẽ là cơ hội để NLĐ và NSDLĐ nắm rõ hơn các chế độ, chính sách, giúp hài hòa quan hệ lao động trong đơn vị, doanh nghiệp.
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Phát biểu tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng nhấn mạnh: Công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho NLĐ, NSDLĐ là rất cần thiết, để NLĐ thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động; tự bảo vệ mình và thực hiện tốt pháp luật lao động tại đơn vị, doanh nghiệp; góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cùng với NSDLĐ xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

9h00: Hỏi đáp giữa đoàn viên công đoàn, NLĐ và các chuyên gia

(Toàn bộ nội dung trả lời của chuyên gia xin mời bạn đọc xem tại đây)

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tặng hoa các chuyên gia.
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Tham gia chương trình giao lưu có sự góp mặt của các chuyên gia: Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; bà Phạm Thanh Phương - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH XTVN.
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Phan Thị Mỹ Oanh - Công ty Dịch vụ Bảo vệ Đông Á hỏi: Công ty bạn tôi có người bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, xin hỏi NLĐ có được hưởng chế độ gì không? Trường hợp cơ quan bạn tôi nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bạn tôi?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Đỗ Thị Thuý Liên - Công ty TNHH Esoft Việt Nam hỏi: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ được áp dụng cho NLĐ từ khi nào và từ tháng nào kể từ khi bắt đầu thuê nhà? Để nhận được hỗ trợ thì NLĐ phải kê khai hàng tháng hay theo từng thời gian cụ thể?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Đinh Bích Ngọc - Trường tiểu học Bà Triệu hỏi: Theo tôi được biết từ năm 2021, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại các bệnh viện tỉnh sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Nếu có thẻ BHYT tự đi khám ngoại trú (không nhập viện) thì quỹ BHYT sẽ không hỗ trợ chi trả mà người bệnh sẽ phải tự mình thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Xin chuyên gia cho biết hướng dẫn cụ thể để đoàn viên, người lao động có thể sử dụng được đầy đủ quyền lợi của mình?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Bùi Phương Linh – Trường mẫu giáo Bùi Thị Xuân hỏi: Tôi có người quen không có thân nhân trong gia đình, bạn ấy đã đóng BHXH trong 16 năm, tôi muốn hỏi trong trường hợp không may mất thì ai là người được hưởng chế độ?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Hoàng Thị Lệ Hằng - Chủ tịch Công đoàn Mẫu giáo Bạch Mai hỏi: Tôi có người quen đi khám vượt tuyến, trong thời gian đó có bị cấp cứu thì có được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Phạm Hồng Nhung – Công ty Cổ phần viễn thông Công nghệ thông minh hỏi: Tôi muốn hỏi NLĐ làm ở hai đơn vị khác nhau thì việc đóng BHXH được thực hiện như thế nào?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Nguyễn Thu Vân hỏi: Ở công ty tôi có đoàn viên sinh năm 1974 đã đóng đủ BHXH 25 năm, chị muốn nghỉ hưu năm 2025 thì có nhận đủ lương hay không? Trường hợp nhận BHXH một lần thì như thế nào, có lợi hay không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Đặng Minh Thu – Công ty Cổ phần Vật tư Hacom hỏi: Tôi tham gia BHXH được 10 năm, tôi bị nhiễm Covid-19. Xin hỏi tôi được hưởng những chế độ gì và thủ tục như thế nào?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Dương Thuỳ Trang - Công ty Cổ phần Delta Việt Nam hỏi: NLĐ làm thế nào để biết doanh nghiệp có đóng BHXH, BHYT cho mình hay không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Phùng Thu Hà - Công ty TNHH A&M hỏi: Tại công trình lao động có nhiều chủ lao động thì vấn đề an toàn, vệ sinh (ATVSLĐ) được thực hiện như thế nào?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Anh Trần Văn Đức - Công ty Cổ phần đèn Yến Linh hỏi: Tôi có hợp đồng lao động 24 tháng, tôi muốn xin nghỉ nên đã xin phép trưởng phòng nhân sự xin nghỉ. Sau 1 tuần giám đốc gọi lên và yêu cầu ký đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì vi phạm, trường hợp này tôi cần làm gì?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Vũ Thị Thanh Hải - Trường tiểu học Vĩnh Tuy hỏi: Trên thẻ bảo hiểm của tôi có ghi giá trị sử dụng từ ngày 1/3/2021, thẻ có ghi có giá trị 5 năm liên tục. Tôi muốn hỏi sau khi hết 5 năm thẻ còn giá trị không? Trường hợp không còn hạn thì tôi phải làm gì?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Anh Phạm Ngọc Sáng - Công ty TNHH Đầu tư giáo dục và đào tạo Mayschool hỏi: Trường hợp nào NLĐ không được bồi thường từ NSDLĐ?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Ngọc Anh - Bệnh viện Hưng Việt hỏi: Tôi muốn hỏi trường hợp người nhà của lực lượng vũ trang đã có bảo hiểm theo người thân rồi thì họ có phải đóng BHYT nữa hay không? Công ty có lao động người nước ngoài, trường hợp họ không muốn đóng BHXH, BHYT, hưu trí và tử tuất do không có nhu cầu thì có được hay không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Anh Tạ Quang Huy - Cty Đại Nam hỏi: Trường hợp doanh nghiệp muốn tự tổ chức đào tạo ATVSLĐ cho NLĐ thì cần làm gì?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Nguyễn Thị Hương - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 3TC hỏi: Tôi và con tôi đều bị F0, tôi muốn hỏi tôi có được hưởng chế độ ốm đau và ốm đau nghỉ chăm con hay không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Đỗ Thị Thuý Liên - Công ty TNHH Esoft Việt Nam hỏi: Tôi muốn hỏi trường hợp lao động nước ngoài, khi chấm dứt hợp đồng lao động có được nhận các trợ cấp như trợ cấp thất nghiệp hay không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Lê Thuỳ Linh – Công ty Bảo Tín Minh Châu hỏi: Trường hợp NLĐ mắc Covid-19 và có giấy chứng nhận của đơn vị cũ nhưng chưa được hưởng chế độ, giờ bạn chuyển sang công ty tôi thì liệu chúng tôi có thể đề xuất giải quyết chế độ cho NLĐ hay không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Trần Quỳnh Anh - Khách sạn Sunway Hà Nội hỏi: Tôi nghe nói người có thẻ BHYT có thể khám bệnh bằng thẻ căn cước gắn chíp, nhưng cơ quan tôi có người chưa có thẻ căn cước thì vẫn dùng thẻ cũ có được hay không? NLĐ có thời hạn hợp đồng đến 31/5/2022, ngày 15/5/2022 nộp đơn xin nghỉ, vậy NLĐ có sai không?

10h10: Giao lưu với đoàn viên, NLĐ

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội tặng quà cho đoàn viên, NLĐ tham gia trả lời câu hỏi giao lưu
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô tặng quà cho đoàn viên, NLĐ tham gia trả lời câu hỏi giao lưu
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Đại diện Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tặng quà cho đoàn viên, NLĐ tham gia trả lời câu hỏi giao lưu

10h20: Đoàn viên, NLĐ tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Anh Vũ Đình Toàn - Công ty cổ phần GP9 Hà Nội hỏi: Em gái tôi trình độ Đại học, hưởng mức lương bậc 1 tại một cơ quan nhà nước. Hiện em gái tôi đã làm việc được 6 tháng nhưng tháng 7 này thì nghỉ sinh con. Tôi xin hỏi chuyên gia, theo chế độ lương mới từ ngày 1/7/2022, tiền trợ cấp BHXH sau sinh của em gái tôi được tinh thế nào?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời câu hỏi của bạn đọc gửi đến Ban Tổ chức: Tôi bị sa thải vào tháng 10/2021, mặc dù công ty đã tổ chức 3 cuộc họp xét kỷ luật, nhưng đều không có mặt tôi. Trong khi đó, công ty lấy lý do đã gửi thông báo mời tôi đến làm việc 3 lần, nhưng 3 lần gửi cho tôi công ty đều ghi gửi 3 ngày liên tiếp. Vậy cho tôi hỏi, việc gửi thông báo 3 ngày liên tiếp cho NLĐ như vậy có đúng không? Và việc doanh nghiệp dựa vào 3 thông báo liên tiếp đó để sa thải NLĐ có đúng quy định pháp luật không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời câu hỏi bạn đọc gửi đến Ban Tổ chức: Mẹ tôi năm nay 72 tuổi, trước đây khi làm hồ sơ về hưu, người làm sổ cho mẹ tôi bị nhầm tên hồ sơ với tên trên chứng minh thư. Mẹ tôi đã có giấy chứng nhận của công an địa phương chứng nhận 2 người là 1, nên đã được hưởng lương hưu 16 năm rồi. Nay mẹ tôi yếu nên muốn ủy quyền cho tôi nhận lương qua tài khoản ngân hàng của tôi. Tôi muốn hỏi chuyên gia, trong trường hợp này, mẹ tôi có được ủy quyền cho tôi lĩnh lương được không và tôi có được nhận tiền qua tài khoản ngân hàng được không?
Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động
Chị Ngọc Anh - Bệnh viện Hưng Việt hỏi thêm: Tôi muốn hỏi NLĐ có gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không thể chứng minh được vi phạm, cũng không liên hệ được với NLĐ mà họ tự nghỉ việc. Sau 1 năm NLĐ đó quay lại kiện doanh nghiệp, trường hợp này doanh nghiệp phải làm gì?

11h00: Bế mạc buổi Giao lưu trực tuyến

Nhóm PV

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này