Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô bứt phá, xếp thứ hai toàn quốc trong Chương trình 1 triệu sáng kiến

18:20 | 12/04/2022
(LĐTĐ) Với 9.807 người đăng ký và 15.030 lượt sáng kiến đã được cập nhật trên Cổng trực tuyến chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, tính đến chiều 12/4, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã bứt phá, vươn lên đứng thứ hai toàn quốc trong Chương trình.
Một công nhân tại Hải Phòng có sáng kiến làm lợi 3,8 tỷ đồng: Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô đã có 4.554 sáng kiến cập nhật trong Chương trình “Một triệu sáng kiến” Phấn đấu có 1.000 ý tưởng, sáng kiến cải tiến với mức thưởng lên đến 50 triệu đồng

Tính đến chiều 12/4, Cổng trực tuyến chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” ghi nhận có hơn 132 nghìn sáng kiến của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động ở các công đoàn cơ sở trực thuộc 81 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã được cập nhật.

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô bứt phá, xếp thứ hai toàn quốc trong Chương trình 1 triệu sáng kiến
Số liệu cập nhật trên hệ thống của Chương trình tính đến chiều 12/4.

Trong đó, 10 đơn vị dẫn đầu cả nước là: LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, LĐLĐ thành phố Hà Nội, LĐLĐ tỉnh Nghệ An, LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh, LĐLĐ thành phố Hải Phòng, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh, LĐLĐ tỉnh An Giang, LĐLĐ thành phố Cần Thơ và LĐLĐ tỉnh Hậu Giang.

Một số đơn vị đã có bứt phá ngoạn mục, đó là LĐLĐ thành phố Hà Nội xếp thứ hai toàn quốc với 15.030 lượt nộp sáng kiến, tăng 1 bậc so với tuần trước; LĐLĐ tỉnh Bắc Giang xếp thứ 6 với 5.148 lượt nộp sáng kiến, tăng 5 bậc so với tuần trước.

Nhận xét về kết quả này, đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, các cấp Công đoàn đã có nhiều giải pháp thúc đẩy việc tổ chức thực hiện.

Cụ thể, các đơn vị đã ban hành kế hoạch có mục tiêu định lượng, giao chỉ tiêu cụ thể cho cấp dưới; phổ biến tài liệu hướng dẫn trên website, mạng xã hội; thành lập các Tổ hỗ trợ sáng kiến cấp cơ sở để thao tác kỹ thuật giúp đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cập nhật sáng kiến; phát động thi đua, ký giao ước thi đua; tổ chức tháng cao điểm, tuần cao điểm cập nhật các sáng kiến; tổ chức biểu dương, khen thưởng đột xuất... Qua đó làm sáng rõ hơn sự nỗ lực, tinh thần quyết tâm, sáng tạo của cán bộ công đoàn.

Theo đồng chí Trần Thanh Hải, chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” cần phát triển mạnh mẽ, bền vững là ở cơ sở, trên các công trường... trong các nhóm đối tượng chủ yếu của chương trình, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, kể cả cán bộ công đoàn với các quy định chặc chẽ, nhất là quy định về đề xuất sáng kiến, quyết định triển khai, khen thưởng.

“Sự hưởng ứng tích cực, đông đảo, hiệu quả, thực chất của đoàn viên, người lao động; sự vào cuộc đồng bộ, hiệu lực của người sử dụng lao động là nhân tố quyết định cả chương trình. Các cấp Công đoàn cần có kế hoạch hưởng ứng và việc động viên, khen thưởng các điển hình tiêu biểu cũng cần được triển khai thường xuyên, kịp thời, tạo sức lan tỏa”, đồng chí Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này