Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô đã có 4.554 sáng kiến cập nhật trong Chương trình “Một triệu sáng kiến”

21:28 | 26/03/2022
(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/3, Hệ thống cập nhật của Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận đã có 3.241 sáng kiến của công nhân, viên chức, lao động Thủ đô cập nhật, đứng thứ ba sau tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Phấn đấu có 1.000 ý tưởng, sáng kiến cải tiến với mức thưởng lên đến 50 triệu đồng Sẽ tuyên dương “Công nhân giỏi” và “Sáng kiến, sáng tạo” trong CNVCLĐ huyện Mê Linh Hơn 17 nghìn sáng kiến đã được cập nhật trên Cổng trực tuyến Công đoàn Việt Nam

Tính đến 26/3, 3 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh miền Trung đang thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về số lượt nộp các sáng kiến được cập nhật trên Cổng trực tuyến congdoanvietnam.org, gồm: LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa có 11.666 sáng kiến, LĐLĐ tỉnh Nghệ An có 8.881 sáng kiến và LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh có 5.072 sáng kiến.

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô đã có 4.554 sáng kiến cập nhật trong Chương trình “Một triệu sáng kiến”
Kết quả ghi nhận trên Hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam tính đến 26/3.

Nhóm đứng thứ nhì thuộc về 2 thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng là LĐLĐ thành phố Hà Nội với 4.554 sáng kiến, LĐLĐ thành phố Hải Phòng với 3.583 sáng kiến.

Về lượt người đăng ký gửi sáng kiến, ghi nhận trên Hệ thống cho thấy, tính đến 26/3, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đang dẫn đầu với 6.189 người đăng ký, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đứng thứ hai với 5.522 người đăng ký; và LĐLĐ thành phố Hà Nội đứng thứ ba với 3.241 người đăng ký.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải, mỗi kết quả là thước đo của tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết của mỗi cán bộ công đoàn. Tinh thần ấy không chỉ truyền cảm hứng đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động mà cho cả người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để có nhiều chính sách khuyến khích, động viên người có sáng kiến. Cùng với đó là những cách làm sáng tạo, những mô hình hiệu quả thúc đẩy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia hoạt động sáng kiến.

Tiêu biểu như Công đoàn Điện lực Việt Nam đã phát triển Tổ tư vấn hỗ trợ sáng kiến tại đơn vị để phát hiện cá nhân có sáng kiến hoặc ý tưởng sáng kiến; hướng dẫn, giúp đỡ người lao động triển khai thực hiện sáng kiến, đăng ký và làm các thủ tục để được xét duyệt và công nhận; LĐLĐ tỉnh Hậu Giang phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, báo cáo kết quả tại mỗi cuộc họp giao ban hàng tuần với các công đoàn cấp trên trực tiếp và công đoàn cơ sở trực thuộc; LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo 45 công đoàn cơ sở tổ chức hội nghị điểm về ký cam kết với thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp về triển khai Chương trình; tại thành phố Hải Phòng, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ kinh phí là 100 nghìn đồng/sáng kiến khi đăng ký thành công lên phần mềm của Tổng LĐLĐ Việt Nam được phê duyệt và được công đoàn cơ sở tổng hợp báo cáo…

Được khởi động từ tháng 9/2021, trong thời điểm cả nước đang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động với mong muốn cứ 10 đoàn viên công đoàn, sẽ phấn đấu có 1 sáng kiến góp phần tăng năng suất lao động, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này