Đổi mới để hoạt động hiệu quả

15:36 | 03/02/2022
(LĐTĐ) Việc ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với tổ chức Công đoàn, là động lực quan trọng để tổ chức Công đoàn không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động, xứng đáng đại diện cho tiếng nói, khát vọng, niềm tin của người lao động (NLĐ).
Nâng cao vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

Phấn đấu hầu hết NLĐ tại cơ sở là đoàn viên công đoàn

Để đưa Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống, vào đúng ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 28/7/2021 thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW. Điều này không chỉ thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ Thành phố trong việc đưa Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị vào cuộc sống mà còn là sự quan tâm của Thành ủy đến hoạt động của tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô.

Đổi mới để hoạt động hiệu quả
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Mai Quý

Để cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo, các quan điểm, mục tiêu và nội dung tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch nói trên, từ đầu tháng 9/2021, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội cũng đã ban hành ban hành Kế hoạch số 45/KH-LĐLĐ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW. Tiếp đó, tất cả các Công đoàn cấp trên cơ sở thành phố Hà Nội cũng xây dựng Kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và tổ chức học tập, quán triệt, nghiên cứu, thảo luận về những nội dung trọng tâm của Nghị quyết; xem Nghị quyết là kim chỉ nam trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động Công đoàn.

Mục tiêu chủ chốt trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của các cấp Công đoàn Thủ đô là tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ, qua đó, xây dựng tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) Thủ đô ngày càng lớn mạnh, hiện đại đảm bảo số lượng, chất lượng, trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Theo đó, hàng năm, tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ phấn đấu có 100% doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 100% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; 95% trở lên doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ và các hình thức dân chủ khác theo quy định của pháp luật.

Công đoàn Thủ đô cũng phấn đấu có 65% Công đoàn các cấp đề xuất, tham gia với cơ quan chức năng và chuyên môn cùng cấp xây dựng chính sách, pháp luật, các quy chế, quy định về đào tạo chuyển đổi nghề; tuyên truyền, vận động 60% trở lên đoàn viên ở doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề, phấn phấn đấu có 70% trở lên đoàn viên, CNVCLĐ được tham gia học tập, quán triệt, tiếp nhận thông tin về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Công đoàn Thủ đô phấn đấu có 20% số đoàn viên trở lên được hưởng các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi từ các đối tác đã ký kết chương trình phối hợp; 100% đoàn viên được thăm hỏi, tặng quà khi có hoàn cảnh khó khăn… Đặc biệt, tổ chức Công đoàn Thủ đô phấn đấu bình quân mỗi năm tăng thêm 30 nghìn đoàn viên Công đoàn, 400 Công đoàn cơ sở.

Cùng với mục tiêu hàng năm, tổ chức Công đoàn Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn từ nay đến 2023, 2025, 2030 và 2045. Đáng chú ý, đến năm 2045, tổ chức Công đoàn Thủ đô phấn đấu hầu hết NLĐ tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn; trên 99% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết được Thỏa ước lao động tập thể và có ít nhất 99% số vụ việc của đoàn viên, tổ chức Công đoàn có nhu cầu tư vấn, tranh tụng sẽ có đại diện Công đoàn tham gia.

Lấy cơ sở là địa bàn, NLĐ là trung tâm hoạt động

Cùng với mục tiêu hàng năm, tổ chức Công đoàn Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2023, 2025, 2030 và 2045. Đáng chú ý, đến năm 2045, tổ chức Công đoàn Thủ đô phấn đấu hầu hết NLĐ tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn; trên 99% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết được Thỏa ước lao động tập thể và có ít nhất 99% số vụ việc của đoàn viên, tổ chức Công đoàn có nhu cầu tư vấn, tranh tụng sẽ có đại diện Công đoàn tham gia.

Để đạt những mục tiêu nói trên, tổ chức Công đoàn Thủ đô đặt ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Đáng chú ý, các cấp Công đoàn sẽ tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách pháp luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên, NLĐ.

Trong đó, Công đoàn chú trọng tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, người sử dụng lao động rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến người lao động; chủ động đề xuất và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên, NLĐ và tổ chức Công đoàn. Công đoàn chỉ đạo, hướng dẫn các Công đoàn cơ sở thực hiện tốt vai trò đại diện, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia xây dựng nội quy, quy chế, giám sát định mức lao động, phân phối tiền lương, thu nhập đối với CNLĐ; tham gia thương lượng xây dựng mức lương, bảng lương, quy chế trả lương tại doanh nghiệp, công tác An toàn vệ sinh lao động và các chế độ phúc lợi khác đối với NLĐ.

Công đoàn cũng chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền đồng cấp duy trì và thực hiện thường xuyên, định kỳ các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc; tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với công nhân lao động nhằm lắng nghe, kịp thời giải quyết những bức xúc, vướng mắc, phòng tránh tranh chấp lao động.

Cùng với đó, Công đoàn tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho NLĐ; phối hợp tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề, thợ giỏi trong công nhân; có các hình thức động viên, khuyến khích NLĐ nâng cao kiến thức, học thêm ngoại ngữ, tin học… để dễ dàng tiếp cận với công nghệ, máy móc hiện đại, tăng cơ hội ổn định việc làm hoặc tìm kiếm việc làm mới tốt hơn.

Đặc biệt, tổ chức Công đoàn sẽ đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn tổ chức và hoạt động; lấy cơ sở là địa bàn, NLĐ là trung tâm; để tổ chức Công đoàn thực sự là của NLĐ, vì NLĐ. Các cấp Công đoàn căn cứ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của số đông đoàn viên, NLĐ để xác định nội dung, mục tiêu hoạt động; xây dựng niềm tin, tạo sự gắn kết tin tưởng của người lao động với tổ chức Công đoàn.

Riêng Công đoàn cơ sở sẽ phối hợp với người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc, quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho đoàn viên, NLĐ; kịp thời đề xuất, thương lượng, đối thoại, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Tú Anh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này