Chú trọng nâng cao đời sống tinh thần

12:04 | 14/12/2021
(LĐTĐ) Xác định công tác chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chủ động, linh hoạt triển khai nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong CNVCLĐ. Qua đó, giúp CNVCLĐ có điều kiện để giao lưu, học hỏi, tái tạo sức lao động và cải thiện đời sống tinh thần.
Nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân Phối hợp nâng cao đời sống văn hóa, sức khỏe cho người lao động Nâng cao đời sống tinh thần, trình độ, học vấn cho công nhân, viên chức, lao động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, thời gian qua, các cấp Công đoàn đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai Cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong CNVCLĐ” gắn với thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, thực hiện 02 Bộ quy tắc ứng xử của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại nơi làm việc và nơi công cộng gắn với thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ghi nhận thực tế cho thấy, đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp tổ chức cho CNVCLĐ ký cam kết thi đua thực hiện quy tắc ứng xử, nếp sống văn hóa công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp…

Chú trọng nâng cao đời sống tinh thần
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân lao động tại huyện Đông Anh (Ảnh Mai Quý: Chụp trước khi xảy ra dịch Covid-19 ).

Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng thường xuyên tổ chức các hội khỏe, hội thao, giải thể thao, ngày hội văn hóa thể thao, các phong trào văn hóa văn nghệ, liên hoan, hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, tổ chức các buổi “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát”...

Ngoài ra, để đưa các thiết chế văn hóa đến với công nhân lao động, từ năm 2010, LĐLĐ Thành phố đã xây dựng đề án “Xây dựng các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân” nhằm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, đồng thời phối hợp với Công an Thành phố xây dựng mô hình Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 35 Cụm văn hóa thể thao, 51 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, 92 Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân… Qua đó, từng bước xây dựng các thiết chế văn hóa tại cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNVCLĐ Thủ đô.

Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao – LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ký kết chương trình phối hợp về xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao của công chức, viên chức, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2026. Trong đó, nêu rõ 04 nội dung phối hợp gồm: Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền; tiếp tục triển khai sâu rộng và hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”, xây dựng “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh trong đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô; nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa thể thao; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Đặc biệt, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động, LĐLĐ Thành phố cùng với Sở Văn hóa và Thể thao đã ký kết chương trình phối hợp về xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao của công chức, viên chức, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2026.

Theo đó, hai đơn vị sẽ phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thúc của lãnh đạo và người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và CNVCLÐ về vai trò của văn hóa, pháp luật về văn hóa, nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa phù hợp với từng giai đoạn cụ thể; tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người lao động các lĩnh vực về giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình; vấn đề bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng gia đình văn hóa.

Đồng thời, LĐLĐ Thành phố cùng với Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục triển khai sâu rộng và hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”, xây dựng “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh trong đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô.

Trong đó, các cấp Công đoàn tiếp tục lồng ghép thực hiện các nội dung quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố và quy tắc ứng xử nơi công cộng vào hướng dẫn thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bổ sung vào tiêu chí xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Phát hiện gương điển hình tiên tiến, cách làm hay trong thực thi công vụ; đề xuất chính quyền và chuyên môn cùng cấp kịp thời động viên, khen thưởng.

Hai đơn vị phối hợp hướng dẫn các đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại đơn vị, trong các khu, cụm, điểm công nghiệp phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân lao động; định kỳ tổ chức các cuộc thi, liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng; hội thao, hội khỏe, giải thể thao các cấp nhân dịp kỷ niệm Quốc tế lao động 1/5 và ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7…

Chú trọng nâng cao đời sống tinh thần
Công nhân lao động tham gia hoạt động văn hóa thể thao do Công đoàn tổ chức. (Ảnh Mai Quý: Chụp trước khi xảy ra dịch Covid-19 ).

Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố cùng với Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá thể thao cơ sở; vận động các cơ sở xây dựng các thiết chế văn hóa - thông tin - thể thao cơ sở như: Nhà văn hóa, Câu lạc bộ văn hóa - thể thao, thư viện, phòng đọc, phòng truyền thống, phòng tập, sân tập thể dục thể thao ngoài trời, bảng tin,..

Đồng thời vận dụng điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn sẵn có tại các địa phương để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của CNVCLĐ, đặc biệt là những nơi có các khu công nghiệp, khu chế xuất và nơi có đông công nhân lao động sinh sống. Tiến hành khảo sát và đề xuất phương án xây dựng các công trình thiết chế văn hóa trong các khu nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cấp xã, khu dân cư liền kề các khu, cụm công nghiệp (nơi có nhiều công nhân thuê ở).

Tiếp tục tổ chức các hoạt động phục vụ nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động như: Tổ chức các buổi chiếu phim miễn phí, các buổi biểu diễn nghệ thuật, hài kịch; hoạt động “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát” phục vụ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân phù hợp với từng loại hình đơn vị và điều kiện sinh hoạt của CNVCLĐ. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cán bộ văn hóa, thể thao quần chúng làm hạt nhân của phong trào. /.

Mai Quý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này