Tái thả số lượng lớn cầy vòi mốc về với môi trường tự nhiên

17:14 | 24/11/2021
(LĐTĐ) Ngày 23/11, Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tổ chức tái thả 30 cá thể cầy vòi mốc về với môi trường tự nhiên sau một thời gian được chăm sóc.
Lần đầu tiên cứu hộ thành công Voọc xám đực quý hiếmTái thả động vật hoang dã về rừng nguyên sinh“Cầu” cứu hộ động vật hoang dã đặc biệt trong đại dịch

Theo thông tin từ Vườn quốc gia Cúc Phương, đây là đợt tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ lớn nhất với 30 cá thể cầy vòi mốc được trở về với môi trường tự nhiên. Các cá thể còn lại sẽ được chăm sóc và tái thả trong các đợt tiếp theo. Đây là một hoạt động ý nghĩa góp phần chào mừng kỷ niệm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11), nhằm lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên.

Tái thả số lượng lớn cầy vòi mốc về với môi trường tự nhiên
30 cá thể cầy vòi mốc về được thả về với môi trường tự nhiên sau một thời gian được chăm sóc, đủ điều kiện tái thả.

Các cá thể cầy vòi mốc được tái thả sau cứu hộ lần này thuộc 100 cá thể được Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp nhận từ Chi cục Kiểm lâm và Công an tỉnh Bắc Giang vào tháng 4/2021. Đây là tang vật cơ quan chức năng tịch thu từ một vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép.

Trước đó, tháng 4/2021, Vườn quốc gia Cúc Phương đã tổ chức tiếp nhận 100 cá thể cầy vòi mốc từ Chi cục Kiểm lâm và Công an tỉnh Bắc Giang. Đây là tang vật cơ quan chức năng tịch thu từ một vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép. Sau một thời gian được chăm sóc tâm lý, sức khỏe, đã có 70 cá thể đã đủ tiêu chuẩn tái thả về môi trường tự nhiên.

Tái thả số lượng lớn cầy vòi mốc về với môi trường tự nhiên
Cầy vòi mốc là một trong những loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn. Ảnh Tùng Đinh - Đức Phương

Đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, 30 cá thể cầy vòi mốc được trở về với môi trường tự nhiên lần này là đợt tái thả có số lượng lớn nhất từ trước tới nay. Các cá thể còn lại sẽ tiếp tục được chăm sóc và tái thả trong các đợt tiếp theo.

Tính đến nay, Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả với số lượng hàng ngàn cá thể của nhiều loài khác nhau, tại rừng nguyên sinh Cúc Phương và nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước.

Vinh Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này