5 tình trạng sức khỏe có thể khiến tổn thương xương khớp

08:01 | 09/11/2021
Ngoài những cơn đau khớp do những hoạt động hàng ngày gây ra hoặc do tuổi già, một số tình trạng cũng có thể làm tổn thương xương khớp của chúng ta.
Bí quyết giúp giảm đau cơ xương khớp ở người trẻ Hoại tử sụn gối và tăng nguy cơ viêm xương khớp vì giày cao gót
Có nhiều tình trạng về sức khỏe gây tổn thương xương khớp. Ảnh minh họa: Nhật Quang
Có nhiều tình trạng về sức khỏe gây tổn thương xương khớp. Ảnh minh họa: Nhật Quang

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp (OA) là dạng viêm khớp phổ biến nhất có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến xương. Tình trạng này phát sinh do sự phân hủy của sụn, chất đóng vai trò là lớp đệm giữa các khớp. Vấn đề xương khớp này thường gặp khi lão hóa và chủ yếu ảnh hưởng đến đầu gối, hông, cổ và lưng dưới. Cứng khớp là đặc điểm chung của bệnh thoái hóa khớp, thường đi kèm với các triệu chứng như đau buốt dữ dội hơn khi cử động.

Có tiền sử chấn thương

Tiền sử bị chấn thương trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về khớp sau này trong cuộc sống. Cho dù chấn thương đã được điều trị hay không được điều trị cũng ảnh hưởng đến xương trong cuộc sống sau này. Khi thời tiết lạnh, áp suất không khí giảm khiến mô và chất lỏng xung quanh khớp giãn nở, gây đau tại vị trí chấn thương cũ. Nếu vết thương cũ đang gây ra vấn đề nghiêm trọng, tốt hơn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một vấn đề khác liên quan đến khớp, nhưng không phát triển do sự hao mòn của các khớp như viêm xương khớp. Viêm khớp dạng thấp đúng hơn là một bệnh tự miễn, gây ra do trục trặc hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm viêm và cứng khớp. Người ta cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, phát sốt và chứng kiến sự sụt cân không rõ nguyên nhân khi mắc phải tình trạng này. Là một bệnh tự miễn, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi. Các triệu chứng chỉ có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc theo toa khác.

Suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ở phía trước cổ của chúng ta. Tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất một số loại nội tiết tố giúp điều chỉnh tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể, chức năng cơ và tiêu hóa, phát triển não và duy trì xương. Bất kỳ sự gián đoạn nào về số lượng hormone do cơ thể sản xuất đều có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau, bao gồm cả đau khớp. Tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức cũng có thể khiến xương dễ bị thương và gãy.

Trầm cảm

Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần, nhưng các triệu chứng có thể biểu hiện ngay cả trên sức khỏe thể chất của chúng ta. Những cơn đau nhức bất ngờ ở các khớp mà chúng ta có thể gặp phải khi bị trầm cảm mãn tính có thể chỉ là một dấu hiệu của tình trạng tâm thần. Điều trị trầm cảm, có thể là thuốc hoặc tư vấn có thể giúp giảm bớt vấn đề đau khớp. Các dấu hiệu trầm cảm khác có thể bao gồm thay đổi cảm giác thèm ăn, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung và cảm giác tuyệt vọng.

Theo Nhật Quang/laodong.vn

https://laodong.vn/suc-khoe/5-tinh-trang-suc-khoe-co-the-khien-ton-thuong-xuong-khop-971143.ldo

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này