Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô

08:52 | 14/01/2021
(LĐTĐ) Trong thời gian qua, những công trình giao thông trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, đồng thời góp phần làm cho diện mạo của Thủ đô được thay đổi đáng kể.
Gắn biển công trình đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm Hà Nội: Gấp rút hoàn thành công trình giao thông trọng điểm nơi cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội sẽ chi hơn 2.500 tỉ đồng để xây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Cầu vượt Nguyễn Văn Huyên:

Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt và hoàn thiện tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Tổng chiều dài của cầu là 278m, rộng 16m. Đây là cầu vượt nối đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, kết nối 3 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ và Bắc Từ Liêm.

Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có quy mô lớn nhất Thủ đô với tổng mức đầu tư là 560 tỉ đồng.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Sau hơn 10 tháng triển khai thi công, công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng với 10 làn xe. Trong đó, 4 làn xe cơ giới trên cầu và 6 làn xe cơ giới và hỗn hợp dưới đường.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Dự án hoàn thành đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao giữa đường Nguyễn Văn Huyên và đường Hoàng Quốc Việt hiện nay và trong tương lai khi thông tuyến đường vành đai 2,5.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Cầu vượt Nguyễn Văn Huyên sau khi đưa vào sử dụng đã từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch được duyệt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy.

Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long:

Sau 28 tháng triển khai thi công, dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long do Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục và cơ bản đảm bảo các điều kiện để thông xe, đưa vào khai thác từ ngày 11/10/2020.

Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng (vốn ODA Nhật Bản và vối đối ứng trong nước) với chiều dài 5,367km. Trong đó, chiều dài cầu cạn là 4,831km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426,60m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404,4m.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Dự án được thiết kế bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m; Hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100km/h.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sau khi đưa vào khai thác đã khép kín đường Vành đai 3 trên cao, góp phần tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như: Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn... Ngoài ra, tuyến đường còn kết nối trung tâm thành phố Hà Nội đến sân bay Nội Bài và khu vực lân cận.

Nút giao kết nối đường Vành đai 3 - Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng:

Dự án đầu tư xây dựng nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 1,5 km kết nối với đường Cổ Linh cũng là một công trình mang lại diện mạo mới cho giao thông Thủ đô năm 2020.

Nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Phạm vi nút giao theo hướng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu từ Km0 - 420 (kết nối với đường Cổ Linh) và điểm cuối tại Km1 + 065,74 (kết nối với đoạn tuyến cao tốc đã thi công giai đoạn 1).

Đoạn kết nối đường Long Biên - Thạch Bàn với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chiều rộng nút 33m và phạm vi nút theo hướng đường vành đai 3, từ Km10 + 040 đến Km10 + 660 với chiều dài 620m, chiều rộng 26,5m.

Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Sau khi hoàn thiện, nút giao đã tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông từ Long Biên, Hà Nội thuận tiện hơn khi đi hướng đi Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận, tăng cường lưu thông hàng hóa và giao thông thuận tiện hơn.

Cầu vượt đi thấp qua hồ Linh Đàm:

Ngày 6/10, tuyến đường vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường vành đai 3 cũng đã chính thức thông xe sau gần 1 năm thi công.

Cầu vượt thấp qua hồ Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) được khởi công cuối năm 2019 là một trong năm công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 341 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố gồm xây dựng 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm với tổng chiều dài cầu hơn 540m, chiều rộng mỗi cầu 13m; Bố trí 2 nhánh kết nối với đường Vành đai 3 trên cao, tổng chiều dài gần 555m, bề rộng mỗi cầu 7m.

Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Sau khi được đưa vào sử dụng, cầu vượt Linh Đàm dưới thấp đã giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và nút giao Pháp Vân, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm; Khép kín đồng bộ tuyến đường Vành đai 3 khu vực hữu ngạn sông Hồng, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại và hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Trên hai cầu cạn đều có hành lang đi bộ rộng 1,75 m được lát đá, phía bên ngoài lắp đặt hệ thống lan can bằng thép cao khoảng 0,6 m và đèn chiếu sáng sử dụng bóng LED tiết kiệm điện.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Hai cầu cạn thấp nằm 2 bên đường vành đai 3, mỗi cầu có chiều dài gần 542 m, bề rộng 13 m đường nối Nghiêm Xuân Yêm và Hoàng Liệt, trên hai cầu cạn đều có hành lang đi bộ rộng 1,7 m.
Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô
Hai cầu cạn vượt thấp qua hồ Linh Đàm là một trong những công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng cho giao thông của Thủ đô. Công trình được gắn biển kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020) và chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII.

Anh Ngọc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này