Cận cảnh ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập"

21:11 | 31/08/2020
(LĐTĐ) Nằm trong khu phố cổ sầm uất, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, ghi dấu ấn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây chính là nơi Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa quyết định nhiều chủ trương quan trọng. Và cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9
Khát vọng dân tộc Việt Nam qua triển lãm ảnh "Độc lập"
4438 6bddf1c6 3c5f 414c 9e8e 1db8e8164288
Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, ghi dấu ấn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những ngày từ 25/8/1945 đến ngày 2/9/1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.
4432 f4b6cad2 f87b 48a4 8245 83756d533725
75 năm trước, ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Sau này, ngôi nhà đã được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử.
4444 807f3bde e52b 4313 b992 013532692262
Ngôi nhà hình ống, dài 70m, diện tích mặt tiền ngôi nhà phố là phố Hàng Ngang, mặt tiền phía sau phố Hàng Cân. Hiện tại, ngôi nhà là nơi đang lưu giữ nhiều hình ảnh và kỷ vật về Bác Hồ.
4442 727885f7 aa4b 4009 9e90 eb3e46b6ec46
Ngay lối vào ngôi nhà, ảnh gia đình ông Trịnh Văn Bô được treo trang trọng. Trước đây, ngôi nhà nguyên là một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước. Gia đình ông bà cũng đã ủng hộ Chính phủ những ngày đầu cách mạng hơn 5.000 lượng vàng và vận động giới thương nhân cùng nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.
4451 5c1818ec 6c5f 45f8 933d fff760a7cb46
Từ nhiều năm nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà 48 Hàng Ngang.
4453 b5d11e89 62fe 4c1b a347 fdd77c458583
Tầng một của ngôi nhà trưng bày những tư liệu theo chủ đề.
4447 ffb306fe 306c 409d 97a0 16aca6bb48cb
Bản Tuyên ngôn Độc lập được treo tại vị trí trang trọng.
4457 882a8c01 2191 40b1 8268 f2166ff1f2e1
Vào dịp lễ trọng đại, mỗi người dân lại cảm nhận được ngôi nhà như một kỷ vật quý giá chứa đựng sự thiêng liêng và sự tự hào của mỗi người Việt.
4449 0b7c1f9c be6c 4d46 921c 40b9af6b4fed
4455 0d286f81 af85 486c aafe 9546a456496f
Những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ như chiếc vali mây, các di ảnh và bộ quần áo kaki Người mặc trong Lễ tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945.
4458 271d6bc8 5bc4 4ea3 ab0c 699b00445f3d
Tại tầng 2 của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng làm việc từ ngày 25/8-2/9/1945.
4500 0e23718e 009e 4218 b26b 0f8f6a8a6a0d
Chiếc bàn chính giữa là nơi họp thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ lâm thời.
4507 b7781181 e607 481b bfbc 5d08b658cea0
Tầng hai của ngôi nhà gây ấn tượng với bộ bàn ghế sofa mềm mại, những bức rèm lụa trắng bên ô cửa nhỏ. Đây là căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách.
4504 65ca63dd 74b8 4b65 89a3 6799da29067f
4505 5cd7a494 e010 4dae a516 2852ebe6bc86
Tại căn phòng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

P.Ngân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này