Đặc sắc nghề làm mặt nạ giấy bồi giữa lòng phố

09:37 | 14/07/2020
(LĐTĐ) Trên căn nhà nhỏ tại số 73 phố Hàng Than (Hoàn Kiếm, Hà Nội), vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa (sinh năm 1954) và bà Đặng Hương Lan (sinh năm 1960) hằng ngày vẫn cần mẫn với công việc làm mặt nạ giấy bồi. Kể từ khi các loại mặt nạ bằng nhựa cùng với những loại đồ chơi công nghệ mới lên ngôi, họ là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ còn lưu giữ nghề truyền thống.
Lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020
Công nhân giỏi Thủ đô: Nỗ lực chinh phục đỉnh cao kỹ năng nghề nghiệp
1735 stc 27
Trong căn nhà nhỏ trên phố Hàng Than, gia đình ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là một gia đình có nghề truyền thống làm mặt nạ giấy bồi, gần 40 năm nay, gia đình ông bà vẫn kiên trì theo nghề, mặc dù có nhiều thời điểm đồ chơi Việt bị thất thế trên thị trường.
1418 stc
Mặt nạ giấy bồi được người nghệ nhân làm thủ công hoàn toàn, tỉ mỉ và hết sức cẩn thận.
1500 stc 3
Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua khá nhiều công đoạn như chọn giấy trắng A4, xé giấy ra từng miếng nhỏ. Sau lớp A4 đến lớp thứ hai là lớp bìa, lớp thứ ba, thứ tư là lớp giấy học sinh tùy theo độ dày mỏng của mặt nạ.
1647 stc 21
Sau đó, người nghệ nhân tiến hành bôi hồ rồi dán vào những chiếc khuôn đá tự thiết kế. Mỗi chiếc mặt nạ như thế này được sản xuất trong khoảng thời gian từ 5 - 10 phút.
1538 stc 7
Công đoạn này phải làm hết sức cẩn thận để mặt nạ căng, mịn và không bị nhăn.
1523 stc 5
Đến nay, gia đình ông Hòa có 30 chiếc khuôn lớn nhỏ, mẫu mã khác nhau. Ngoài những chiếc mặt nạ truyền thống như ông Địa, bà Địa, Chí Phèo, Thị Nở, mặt nạ hình trâu, ngựa, hổ,... mấy năm gần đây, gia đình ông làm thêm những khuôn đúc hình siêu nhân, người nhện... theo đề nghị của khách hàng.
1712 stc 26
Việc trang trí họa tiết cho tác phẩm cũng vô cùng công phu. Không như những sản phẩm bình thường, mặt nạ giấy bồi được vẽ bằng sơn. Lớp sơn này khô, mới tiếp tục tô lớp sơn khác lên để tránh bị nhòe.
1601 stc 9
Quá trình tô màu cũng phải thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng thì mới ra được cái “hồn” của mặt nạ.
1624 stc 12
Mặt nạ sau khi vẽ sẽ được đem đi phơi. Việc phơi phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết nắng tự nhiên chứ không sấy được, bởi nếu sấy sẽ làm biến dạng mặt nạ.
1820 stc 36
Giá thành của mặt nạ thành phẩm rơi vào khoảng 30.000 đồng/chiếc mặt nạ sói, hổ, lợn... và 100.000 đồng/ chiếc mặt nạ ông Địa, bà Địa...
1755 stc 31
Giữa sự ồn ào của trung tâm thành phố, căn nhà của ông Hòa như một bảo tàng lưu giữ tuổi thơ của rất nhiều người khi nghĩ về Trung thu truyền thống,

P.Ngân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này