Cơ chế đặc thù cho Hà Nội: Phát huy thế mạnh và sự chủ động cho địa phương

17:43 | 09/06/2020
(LĐTĐ) Thảo luận Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, đa số đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đối với Thủ đô Hà Nội trên cơ sở vừa khai thác, phát huy được thế mạnh cho từng địa bàn, vừa tạo chủ động cho địa phương đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, phương hướng phát triển Thủ đô trong điều kiện mới.
co che dac thu cho ha noi phat huy the manh va su chu dong cho dia phuong Xây dựng cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu
co che dac thu cho ha noi phat huy the manh va su chu dong cho dia phuong Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng
co che dac thu cho ha noi phat huy the manh va su chu dong cho dia phuong Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Chiến dịch “Tôi yêu Hà Nội” năm 2020

Liên quan đến Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, tại phiên họp Quốc hội ngày 9/6, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Ngay sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

co che dac thu cho ha noi phat huy the manh va su chu dong cho dia phuong
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính ngân sách đã tổ chức phiên họp để thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội theo các Tờ trình của Chính phủ. Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về vấn đề này tại phiên họp thứ 44 và 45.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách tán thành với các lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội nhằm góp phần tăng nguồn lực, quyền chủ động trong việc quyết định, sử dụng ngân sách để thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu theo Kết luận số 22-KL/TW ngày 07/11/2017, Kết luận số 46-KL/TW ngày 19/4/2019 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về tiếp tục bổ sung nhiệm vụ, giải pháp phù hợp mục tiêu, phương hướng phát triển Thủ đô trong điều kiện mới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc ban hành Nghị quyết cần đồng bộ với việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô năm 2012.

Ủy ban Tài chính ngân sách nhận thấy, hồ sơ dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình đã bảo đảm yêu cầu theo quy định, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp theo trình tự rút gọn. Ủy ban Tài chính ngân sách cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về các nội dung của Dự thảo Nghị quyết.

Theo đó, Nghị quyết tập trung điều chỉnh một số chính sách chủ yếu về quản lý thu ngân sách (Điều 3), quản lý chi ngân sách (Điều 4), mức dư nợ vay và sử dụng quỹ dự trữ tài chính (Điều 5). Đây là các nội dung cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 và có tính tương đồng với nhiều cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội...

Tham gia thảo luận Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, đa số đại biểu Quốc hội tán thành tán thành với các lý do nêu trong Tờ trình và báo cáo thẩm tra về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội nhằm góp phần tăng nguồn lực, quyền chủ động trong việc quyết định, sử dụng ngân sách để thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, phương hướng phát triển Thủ đô trong điều kiện mới.

Bên cạnh đó, đại biểu Ngô Sách Thực - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và một số đại biểu khác cũng đề nghị, việc ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội cần gắn liền với các đánh giá về việc thực hiện Luật Thủ đô về ưu điểm và hạn chế, cụ thể là các hạn chế về quy hoạch và di dời.

Về thẩm quyền quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí và tăng mức thu phí, lệ phí, một số đại biểu chỉ ra rằng, thẩm quyền bổ sung các khoản phí, lệ phí chưa có trong Danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí là của Quốc hội và được giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trong khoảng thời gian giữa hai Kỳ họp Quốc hội, nay Chính phủ trình Quốc hội cho phép thí điểm giao cho Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện quyền hạn này, thực chất là để phân cấp cho Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí nhằm tạo sự linh hoạt, chủ động cho Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội trong việc tổ chức thực hiện Luật Phí và lệ phí. Tuy nhiên, thành phố cần có danh mục phí, mức phí đảm bảo được sự đồng thuận cao của người dân.

Về việc ngân sách Thành phố Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, một số đâị biểu chỉ rõ, thực tế cho thấy việc bán tài sản công có nhiều khó khăn, quy trình và thủ tục phức tạp, kéo dài. Vì vậy, để quy định này có tính khả thi, đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố cần chủ động có Đề án tổng thể và đánh giá đầy đủ nguồn thu, lộ trình và kế hoạch, tổ chức thu từ lĩnh vực này trên địa bàn Thành phố, để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Song song với đó, đại biểu Phạm Đình Toản - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên và một số đại biểu cũng đề nghị, song song với thực hiện cơ chế đặc thù, thành phố cần có các giải pháp tổng thể để phát triển bền vững, khắc phục được tình trạng đô thị quá tải khi quy hoạch các trung tâm thương mại, tổ hợp khu chung cư cao tầng.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng tán thành đề xuất cho phép Thành phố Hà Nội được hưởng (giữ lại) toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, tuy nhiên đề nghị Thành phố có báo cáo rõ hơn về số liệu cụ thể dự kiến nguồn thu này. Việc thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đối với Thủ đô Hà Nội trên cơ sở vừa khai thác, phát huy được thế mạnh cho từng địa bàn, vừa tạo chủ động cho địa phương.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này