Xây dựng nếp sống văn hóa từ thói quen nhỏ nhất

09:58 | 26/05/2020
(LĐTĐ) Vừa qua, tại buổi toạ đàm “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” do Phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng phối hợp với Hội Cựu Chiến binh quận đã thu được nhiều ý kiến, sáng kiến tuyên truyền, vận động nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn quận, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
xay dung nep song van hoa tu thoi quen nho nhat Nhiều sáng kiến xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị
xay dung nep song van hoa tu thoi quen nho nhat Gần 250 ngàn công nhân lao động được học tập, bồi dưỡng mọi mặt
xay dung nep song van hoa tu thoi quen nho nhat Xây dựng nếp sống văn hóa trong công nhân viên chức lao động

Thực hiện tốt các quy tắc ứng xử nơi công cộng

Tại buổi Tọa đàm, Ông Nguyễn Như Cẩn - Phó Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hai Bà Trưng cho biết, qua 4 năm thực hiện, Ban Chỉ đạo Chuyên đề “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2020” luôn bám sát tinh thần chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, chỉ đạo các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị của quận và 18 phường nghiêm túc xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, phổ biến và triển khai thực hiện Chuyên đề.

xay dung nep song van hoa tu thoi quen nho nhat
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Theo đó, 100% các tổ dân phố đã tổ chức Hội nghị tọa đàm về nâng cao hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng, thu hút đông đảo cán bộ cơ sở và nhân dân trên địa bàn tham dự. 18 phường trên địa bàn quận đều được hướng dẫn và triển khai tổ chức tốt các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố.

Để tiếp tục tuyên truyền, vận động đến từng người, hộ gia đình trên địa bàn, tại buổi Toạ đàm đã thu được nhiều sáng kiến tuyên truyền, vận động nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn quận, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong những năm vừa qua, bộ mặt đô thị của Thủ đô Hà Nội nói chung, quận Hai Bà Trưng nói riêng đã được nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang sạch đẹp hơn rất nhiều, nhất là tại các khu vực công cộng như vỉa hè, vườn hoa, công viên.

Tại buổi tọa đàm nhiều ý kiến của các đại biểu chia sẻ cách làm hay của đơn vị nhằm thực hiện tốt các quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Đại diện Hội Cựu Chiến binh phường Thanh Nhàn cho biết, Hội Cựu Chiến binh phường Thanh Nhàn trong thời gian vừa qua đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của phường tích cực chủ động tổ chứccác họat động tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Hàng tuần vào sáng thứ Năm, một hội viên cựu chiến binh cùng với các đồng chí công an đi nhắc nhở nhân dân kinh doanh trên các tuyến phố chấp hànhđúng quy định, không chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh. Các chi hội đăng ký tuyến phố, tuyến ngõ tự quản trên địa bàn của chi hội, tổ chức tuyêntruyền vận động, canh trực xóa bỏ 8 điểm rác tồn đọng trên toàn địa bàn phường. Đến nay toàn phường Thanh Nhàn không còn điểm rác tồn đọng nào, vệ sinh đường ngõ sạch đẹp.

Ngoài ra, các hồ Quang Trung, Thanh Nhàn, Hồ Quỳnh trên địa bàn phường cũng thường xuyên vệ sinh xung quanh. Hưởng ứng phong trào bóc xé quảng cáo rao vặt, trên các tuyến phố của địa bàn như Bùi Ngọc Dương, Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hội Cựu Chiến binh phường đã tổ chức cho hội viên bóc xé rao vặt, tổ chức sơn các châncột điện, tường vào các nhà văn hóa của địa bàn dân cư làm cho bộ mặt đô thị của phường khang trang sạch đẹp được các cấp ủy Đảng ghi nhận, nhân dân phấn khởi tin tưởng.

Tại buổi tọa đàm cũng đã thu được nhiều ý kiến liên quan đến quy tắc ứng xử tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các đại biểu đều cho rằng, tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh, những nơi thờ tự, tín ngưỡng việc xả rác bừa bãi, viết bậy, ngồi lên các cổ vật, mặc đồ hở hang, đốt nhiều tiền vàng, làm mất đi sự tôn nghiêm và văn hóa. Mỗi hành vi ứng xử của con người, nhất là đối với những người có uy tín, kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ, đảng viên qua ngôn ngữ, lời nói, hành động, cử chỉ đều có tác động và ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành động của cộng đồng. Vì thế việc điều tiết tốt suy nghĩ, hành động, nói lời hay, làm việc tốt sẽ góp phần nhân lên những giá trị mới, tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Trước thực trạng ứng xử của người dân tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nơi công cộng trên địa bàn thành phố chưa chuẩn mực, ông Phạm Tiến Hải - Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh phường Phố Huế cho rằng, cần thực hiện các chế tài đối với những hành vi ứng xử thiếu văn hóa này. “Nhữnghành vi vô ý thức, thiếu văn hóa tại những nơi thờ tự, khu du lịch tâm linh cần phải bị xử lý nghiêm, triệt để “đến nơi, đến chốn”, tuyệt đối không qua loa, hình thức, xem nhẹ” – ông Hải nhấn mạnh. Cũng theo ông Hải, một điều đáng lo ngại khác trong văn hóa ứng xử là xâm phạm các công trình văn hóa, mỹ thuật công cộng. Con đường gốm sứ - một công trình tiêu biểu của các họa sĩ, nghệ nhân trong và ngoài nước thể hiện tình yêu Hà Nội nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long bị nhiều người phóng uế bừa bãi hay cậy phá nham nhở.

Giáo dục thế hệ trẻ về an toàn giao thông

Văn hoá tham gia giao thông cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Ông Trịnh Quốc Dũng Chi hội trưởng Chi hội Cựu Chiến binh 3, phường Bạch Đằng cho biết, thời gian vừa qua toàn Hội phường Bạch Đằng đã nâng cao trách nhiệm trong cán bộ, hội viên tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị trên địa bàn trong toàn phường trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Đồng thời đã tổ chức phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên phường đến các chi đoàn cơ sở phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu gắn với những việc làm cụ thể. Đó là, mỗi người dân hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông…

Bên cạnh đó, động viên lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên tham gia lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Nhờ có sự quán triệt sâu rộng trong Thường vụ, Ban Chấp hành Hội phường đến các chi hội cơ sở, trong thời gian dài vừa qua toàn Hội phường không có trường hợp nào xảy ra tai nạn vàvi phạm khi tham gia giao thông.

Với nhóm ý kiến về văn hoá giao thông, một cựu chiến binh phường Đồng Tâm đã đưa ra một số biện pháp giáo dục cho thế hệ trẻ về đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức tốt trong đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị và bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng ai mà rất cần sự chung tay của toàn xã hội. Cũng liên quan đến văn hoá giao thông, có ý kiến cho rằng cần xây dựng các mô hình, các tổ đội tham gia tuyên truyền văn hóa giao thông phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương. Trước hết mỗi cá nhân hội viên cần tập trung làm tốt việc giáo dục cho gia đình mình, con em mình nâng cao ý thức và văn hóa giao thông từ đó lan tỏa ra cộng đồng dân cư.

Các tổ đội cần tập trung vào đoạn đường, khu phố Cựu Chiến binh tự quản để nâng cao văn hóa giao thông trong nhân dân. Đồng thời phối hợp với các nhà trường trên địa bàn để giáo dục nâng cao văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên. Nhìn chung, các ý kiến đều rất tâm huyết, góp phần nói lên quan điểm của các cụ, các bác, các đồng chí, những người trực tiếp tham gia các hoạt động phong trào tại cơ sở trong việc mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, đưa những nét đẹp đó vào cuộc sống hiện đại, phát huy trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngày nay.

Phương Bùi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này