Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính sách tam nông ở Hà Nội

21:30 | 12/05/2020
(LĐTĐ) Trong các nghiên cứu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò then chốt của phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Theo Người, mục đích của phát triển kinh tế là nâng cao đời sống nhân dân, cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới. Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển văn hoá nhằm xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu. Thấm nhuần từ tưởng của Người, trong những năm qua, Hà Nội đang đẩy mạnh chính sách tam nông (nông nghiệp -nông dân - nông thôn), trong đó xây dựng nông thôn mới được xác định là đòn bẩy.
tham nhuan tu tuong ho chi minh trong xay dung chinh sach tam nong o ha noi Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
tham nhuan tu tuong ho chi minh trong xay dung chinh sach tam nong o ha noi Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh
tham nhuan tu tuong ho chi minh trong xay dung chinh sach tam nong o ha noi Dân chủ theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh

Mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống nhân dân

Thời điểm này, những kết quả từ Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” thời gian qua cho thấy, đời sống người dân, đặc biệt là khu vực ngoại thành Hà Nội đã và đang có những bước phát triển khả quan. Đời sống, thu nhập được nâng cao, đời sống mới thấm nhuần đền từng người dân. Các hủ tục quanh chuyện ma chay, cưới hỏi đến lễ tết… không còn là gánh nặng kéo dài gây bức xúc xã hội.

Quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại các địa phương cho thấy, mặc dù chặng đường còn nhiều gian nan, nhưng ở đâu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đồng lòng, dân chủ, phát huy tốt nội lực, lợi thế tiềm năng sẵn có thì phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ đạt mục tiêu đề ra và lan tỏa thành phong trào lớn.

tham nhuan tu tuong ho chi minh trong xay dung chinh sach tam nong o ha noi
Những đường hoa, đường tranh góp phần thay đổi, cải thiện cảnh quan bộ mặt làng quê ngoại thành Hà Nội. (Ảnh: Đinh Luyện)

Bà Nguyễn Thị Thám - Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đoài Khê, một trong những đảng viên năng nổ ở phong trào xây dựng nông thôn mới trên mảnh đất Đan Phượng (huyện Đan Phượng) chia sẻ, khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh... và được đa số người dân đồng tình hưởng ứng. Người ủng hộ tiền, góp ngày công lao động; những người khác thì hiến đất xây dựng công trình… Nhờ sự chung tay, góp sức của mọi người nên diện mạo xóm làng ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.

Từ các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã xuất hiện nhiều tấm gương tốt, đầy nhiệt huyết, tham gia phong trào bằng nhiều hình thức độc đáo. Ngoài hiến đất, đóng góp tiền và ngày công lao động, nhiều người còn chủ động trồng hàng rào cây xanh… để làm đẹp đường làng.

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc” được tổ chức nhân kỷ niệm 130 Ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/2020), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã có bài tham luận về chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”. Trong đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, sau hơn 30 năm đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực không ngừng xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã cùng với cả nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên. Diện mạo Thủ đô có nhiều đổi mới. Mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích, 8% dân số cả nước, nhưng Hà Nội đang đóng góp gần 16% tổng lượng GDP, 18% tổng thu ngân sách và 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khu vực nông thôn. Đến nay, Hà Nội là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,36 lần so với năm 2016.

Với mục tiêu phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người nông dân ông Hoàng Văn Oánh - Bí thư Chi bộ thôn Giáp Ngọ (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) đúc rút ra rằng, trong công tác dân vận, muốn làm tốt trước hết là đảng viên phải gương mẫu thì mới tuyên truyền vận động được nhân dân. Hai là phải lấy nòng cốt là Hội người cao tuổi, khi mà các cụ thông suốt rồi thì các cụ về tuyên truyền vận động con cháu tham gia ủng hộ.

Hơn hết, trong mọi phong trào người đảng viên phải nêu gương, ngoài yếu tố sâu sát cơ sở, bám chắc địa bàn để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người dân thì điều kiện tiên quyết là cán bộ, đảng viên phải có lòng nhiệt tình, vô tư công hiến. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tuyên truyền, vận động để người dân thấy cái hay, cái đẹp, cái được của việc xây dựng nông thôn mới là hết sức quan trọng.

"Kim chỉ nam" cho sự chuyển mình

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu mục đích của xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, của xây dựng đời sống mới là “làm thế nào cho đời sống dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”, nhằm “xây dựng một nước Việt Nam mới phú cường”.

Vận dụng và phát triển đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nhiều sách lược như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tinh thần “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng… là những minh chứng sinh động và đã đi vào thực tiễn đời sống xã hội nông thôn.

Một điểm đáng ghi nhận từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong quá trình học tập và làm theo Bác về xây dựng đời sống văn hóa mới là công tác tuyên truyền, vận động người dân bằng những việc làm cụ thể, tích cực luôn được triển khai thực hiện. Nói cách khác, Bác Hồ đã từng dạy “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Từ thực tiễn cho thấy, ở cơ sở nếu đội ngũ cán bộ, đảng viên khéo léo áp dụng, coi đây là kim chỉ nam để hoạt động, để vận động quần chúng nhân dân thì đều nhận được sự ủng hộ to lớn.

tham nhuan tu tuong ho chi minh trong xay dung chinh sach tam nong o ha noi
Các đại biểu thăm quan tại Triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam, Đại sứ hoà bình và hữu nghị của nhân dân thế giới". (Ảnh: Phương Bùi)

Đây cũng là quan điểm của bà Nguyễn Thị Thám - Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đoài Khê (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng). Theo bà Thám, người dân không ai nghe và tin khi đảng viên “chỉ tay năm ngón”. Muốn dân làm theo thì phải “miệng nói tay làm”. Chẳng thế mà, tại xã Đan Phượng, nhắc đến bà Thám, người ta sẽ nghĩ ngay đến một cán bộ đảng viên giữ nhiều… kỷ lục như: Là nữ trưởng thôn đầu tiên của xã; là nữ trưởng thôn có thâm niên đảm nhiệm lâu nhất; là nữ cán bộ đảng viên được dân tín nhiệm “top” nhiều nhất…

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tất thảy mọi việc từ ủng hộ vật chất, công sức bà đều xung phong đi đầu. Chứng kiến cảnh bà Thám tất tả dậy từ sớm tinh mơ, mang quang gánh lên điểm tập kết cát, sỏi, xi măng trên đê để gồng gánh, vận chuyển về thôn, phục vụ công nhân làm đường. Chứng kiến đội ngũ đảng viên địa phương cùng xắn tay lao động… từ nam thanh niên đến các cụ già trên 70 tuổi cũng vì thế hào hứng giúp việc.

Có thể nói, hiệu quả và sự đổi thay từ gốc rễ trong đời sống nông thôn có được là nhờ chủ trương đúng, kịp thời của Đảng, sự cụ thể hóa và áp dụng sáng tạo vào thực tiễn của chính quyền, cả sự đồng thuận của người dân. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sáng tạo trong thực tiễn sẽ trực tiếp tạo nên sự bứt phá trong hành động. Nông thôn đã trở nên ấm no, trù phú, diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn đổi thay góp phần làm cho “đất nước, xã hội và con người” đều đổi mới

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này