Bệnh nhân tái dương tính Covid-19, chỉ mang mảnh xác của virus SARS-CoV-2

18:11 | 05/05/2020
(LĐTĐ) Những ca tái dương tính với Covid-19 vừa được điều trị khỏi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không phải người lành mang trùng. Bởi vì, ở người lành mang trùng, virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 phải sống, nhưng kết quả nuôi cấy virus này cho thấy ca tái dương tính không mang virus sống, chỉ mang mảnh xác của virus SARS-CoV-2.
benh nhan tai duong tinh covid 19 chi mang manh xac cua virus sars cov 2 Nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19: Nỗ lực hợp tác toàn cầu
benh nhan tai duong tinh covid 19 chi mang manh xac cua virus sars cov 2 Thêm 11 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh
benh nhan tai duong tinh covid 19 chi mang manh xac cua virus sars cov 2 Trao quà hỗ trợ cho người lao động ở 2 huyện khó khăn do Covid-19

Đây là những chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong buổi công bố 11 bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh tại Bệnh viện, ngày 5/5.

benh nhan tai duong tinh covid 19 chi mang manh xac cua virus sars cov 2
Bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Trong số 11 ca bệnh được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới công bố điều trị khỏi hôm nay, có hai ca là bệnh nhân 74 và bệnh nhân 137 là bệnh nhân tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân 74 (23 tuổi, nam, quê Phú Thọ) là bệnh nhân dương tính lại sau khi đã được công bố khỏi bệnh ngày 10/4. Bệnh nhân 137 (36 tuổi, nam, quê Nghệ An) đã được công bố khỏi bệnh vào ngày 7/4, sau đó lại dương tính lại.

Chia sẻ về hai ca bệnh này, GS Nguyễn Văn Kính cho biết, những bệnh nhân này có sức khỏe bình thường. Khi tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhân, cơ quan chức năng phát hiện bệnh nhân dương tính trở lại, bệnh nhân được đưa trở lại cách ly và theo dõi để bảo đảm cho sức khỏe cộng đồng.

Người tái dương tính được điều trị tại Bệnh viện vừa qua không có bất cứ dấu hiệu lâm sàng nào, khỏe mạnh và ăn ngủ bình thường. Do đó, các bác sĩ không điều trị, chỉ thực hiện nuôi cấy virus xem có mọc hay không.

GS Nguyễn Văn Kính phân tích, bản chất của xét nghiệm sàng lọc Covid-19 hiện nay làm kỹ thuật Real Time-PCR, chỉ lấy một đoạn mồi để phát hiện đoạn gen y của con virus SARS-CoV-2. Độ nhạy của bộ xét nghiệm này cao tới 98%, nên đây chỉ là một xét nghiệm phát hiện mật mã di truyền của con vius chứ không phải phát hiện toàn bộ con virus. Nếu muốn xét nghiệm toàn bộ, muốn khẳng định ở bệnh nhân tái dương tính virus còn hoạt động hay không, chúng ta phải nuôi cấy con virus này.

benh nhan tai duong tinh covid 19 chi mang manh xac cua virus sars cov 2
Những bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh sáng 5/5.

Đến nay, Việt Nam là nước thứ tư có thể nuôi cấy, phân lập được con virus này tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Vì thế, tất cả trường hợp tái dương tính được đưa quay trở lại theo dõi sẽ được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phối hợp với Viện để nuôi cấy và đến nay đều cho kết quả âm tính.

Các kết quả nuôi cấy đều không thấy virus SARS-CoV-2 mọc trở lại, không phát triển mà chỉ là mảnh nhiễm sắc thể qua độ nhạy rất cao của bộ test. Kết quả âm tính này là giả thiết đặt ra, các test hiện nay để phát hiện những phần, những mảnh ADN của virus, có thể coi đấy là xác đã từng thải loại.

Khi theo dõi dịch tễ trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc… với những ca tái dương tính trở lại thì đến nay, những ca này không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng cách ly. Những người mà những ca này tiếp xúc F1 hoàn toàn âm tính.

“Việc bệnh nhân tái dương tính sau khi điều trị là hiện tượng xảy ra ở nhiều nước không chỉ riêng ở Việt Nam. Đây là một trong những thành phần của đáp ứng miễn dịch, chúng ta cần phải nghiên cứu thêm. Về y tế công cộng, chúng ta không hề e ngại gì đến những người tái dương tính”, GS Nguyễn Văn Kính cho biết thêm.

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Covid-19, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính cho biết: Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh nhân Covid-19 thông thường là 8-10 ngày. Tổn thương phổi và diễn biến nặng sau một tuần. Tổn thương này bắt đầu ở rìa phổi rồi lan dần vào trung tâm, dần khiến bệnh nhân suy hô hấp, thiếu oxy, nguy kịch. Khi đó bác sĩ phải điều trị cá thể hóa, tức dùng phác đồ cho từng bệnh nhân riêng. Một số người bị rối loạn đông máu sẽ diễn tiến rất nặng.

Điều đáng mừng là với cách thức, kinh nghiệm chống các dịch bệnh khác mà Việt Nam đã thành công trước đây, Việt Nam đã cứu sống tất cả bệnh nhân mắc Covid-19, đến giờ phút này chưa có trường hợp tử vong.

Minh Khuê

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này