Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh dù kích cầu mua sắm tăng

07:19 | 29/04/2020
(LĐTĐ) Liên tục tung ra các chương trình ưu đãi, giảm giá trong thời điểm cả nước vừa nới lỏng giãn cách xã hội, cũng như kích cầu mua sắm với người tiêu dùng trong dịp lễ 30/4-1/5. Tuy nhiên, thời điểm này dường như nhu cầu mua sắm của người dân vẫn còn ít, thậm chí thưa thớt.
nhu cau tieu dung giam manh du kich cau mua sam tang Kiểm soát lạm phát một cách chủ động, tự tin và vì dân
nhu cau tieu dung giam manh du kich cau mua sam tang Người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn giá cao
nhu cau tieu dung giam manh du kich cau mua sam tang Sớm khắc phục những nghịch lý về giá tại thị trường bán lẻ

Thời điểm này, người dân cả nước chuẩn bị bước vào dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4-1/5, sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Vì thế, người dân tìm đến các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích nhiều hơn.

Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các hệ thống phân phối hiện đại đã chuẩn bị khá chu đáo với trữ lượng hàng hóa dồi dào, giá cả bình ổn.

nhu cau tieu dung giam manh du kich cau mua sam tang
Nhiều mặt hàng giảm giá mạnh nhằm kích cầu mua sắm. Ảnh PV

Ghi nhận thực tế của Phóng viên báo Lao động Thủ đô, tại siêu thị BigC, Co.opmart, Aeon mall... (Hà Đông, Hà Nội) cho thấy, lượng hàng hóa tiêu dùng đã đầy ắp các kệ.

Đặc biệt, để khuyến khích người dân tham gia mua sắm các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại đã tung ra nhiều chương trình kích cầu, giảm giá mạnh các sản phẩm.

Tại hệ thống siêu thị BigC Hà Đông, không khó để thấy các chương trình khuyến mại được treo khắp nơi, trong đó các các chương trình như: Đại tiệc thịt gà, thực đơn sống khỏe, khỏe cùng vitamin với nhưng mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, cá, thịt gà, trái cây… áp dụng các chương trình giảm giá mạnh.

Cũng như BigC, tại hệ thống siêu thị Co.opmart áp dụng chương trình giảm giá các mặt hàng nhu yếu phẩm mừng ngày lễ 30/4, với tỉ lệ giảm giá từ 15% đến 50% cho hầu hết các mặt hàng tại siêu thị. Cụ thể, mặt hàng thịt lợn, cá, gà… giảm giá trung bình khoảng 15%.

Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm công nghiệp, mặt hàng thiết yếu như sữa, dầu ăn, nước giải khát, nước trái cây, cà phê hòa tan… cũng giảm giá trung bình hơn 20% - 30%.

Trong khi đó, nhằm kích cầu người tiêu dùng mua sắm trở lại đối với những mặt hàng không thiết yếu, nhóm các mặt hàng như hóa phẩm và hóa mỹ phẩm, hàng thời trang, tại hầu hết các siêu thị đều giảm giá từ 25% đến 30%. Thậm chí có nơi giảm giá mạnh lên đến 50% cho một số mặt hàng như gia dụng, thời trang...

Chị Thu Thủy (ở Kiến Hưng, Hà Đông) một khách hàng tới mua sắm tại Aeon mall Hà Đông chia sẻ, mình thường có thói quen mua sắm tại siêu thị vì thuận tiện.

Thời điểm này, việc siêu thị giảm giá nhiều mặt hàng trong thời điểm khó khăn của dịch bệnh, cũng như kích cầu mua sắm dịp lễ 30/4-1/5, khiến những khách hàng như mình có tâm lý thoải mái khi lựa chọn các sản phẩm cho gia đình.

nhu cau tieu dung giam manh du kich cau mua sam tang
Hàng hóa dồi dào, kích cầu tiêu dùng tăng cao nhưng nhu cầu mua sắm của người dân vẫn giảm mạnh sau thời điểm nới lỏng giãn cách xã hội. Ảnh PV

Cũng giống như các siêu thị hiện đại, thời điểm này tại các chợ dân sinh, các cửa hàng bán lẻ hàng hóa cũng dồi dào hơn. Thậm chí, nhiều tiểu thương cũng tung các chương trình giám giá nhằm kích cầu mua sắm thời điểm 30/4-1/5, nhất là một số mặt hàng như thời trang, đồ gia dụng, hải sản…

Tuy nhiên, mặc dù kích cầu mua sắm mạnh nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, nhu cầu mua sắm của người dân so với thời điểm trước dịch Covid-19 đã giảm mạnh.

Chị Phương Huyền (ở Đào Tấn, Ba Đình) cho hay, hơn 2 tháng qua do phần lớn thời gian làm việc tại nhà nên mình mua sắm theo tuần để giảm thấp nhất thời gian ra ngoài; mặt khác trong thời gian giãn cách xã hội để hạn chế đến chỗ đông người mình đã lựa chọn mua hàng online, giờ đã quen với các địa chỉ này và thấy cũng yên tâm về chất lượng và giá cả.

Lý giải về điều này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho rằng, việc nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng thời điểm này giảm cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, sau thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều người dân gặp khó khăn hơn về công việc và thu nhập, vì thế họ có tâm lý thu hẹp chi tiêu, mua sắm.

Tuy nhiên, sau thời điểm dịch bệnh này cũng cho thấy tâm lý người tiêu dùng đã thay đổi, nhiều người sẽ lựa chọn hình thức mua sắm online và cũng sẽ hướng về những sản phẩm nội địa nhiều hơn.

Do đó, việc hàng hóa dồi dào cũng cho thấy doanh nghiệp đã có sự chủ động trong sản xuất, cung ứng và đặc biệt là đã coi trọng thị trường nội địa.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này