Những “lũy thép” trong cộng đồng

11:25 | 29/04/2020
(LĐTĐ) Ngay từ những ngày đầu khi tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, Hà Nội đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong phòng, chống dịch. Đáng mừng, cho đến nay đa số người dân đều coi việc chống "giặc Covid-19" là việc nước, việc làng, từ đó tạo sức mạnh đoàn kết, những “lũy thép” trong cộng đồng...
nhung luy thep trong cong dong Dịch Covid-19: Số tử vong trên toàn thế giới đã vượt 200.000 người
nhung luy thep trong cong dong Báo Pháp: Việt Nam đạt thành công ấn tượng trong phòng chống Covid-19

1. Đánh thắng "giặc" Covid-19 là niềm mong mỏi bậc nhất của tất cả người dân Việt Nam thời điểm hiện tại. Niềm tin chiến thắng của người Hà Nội trong cuộc chiến này, đó là sự chung sức, đồng lòng toàn dân chống dịch. Từ những ngày đầu dịch dã giữa bộn bề nỗi lo chưa “biết địch, biết ta”, người dân đã “đứng yên” khi Tổ quốc cần và có những giải pháp tự phòng tránh bệnh hữu hiệu.

nhung luy thep trong cong dong
Nhiều thôn, làng khu vực ngoại thành Hà Nội đã chủ động hình thành nên những “pháo đài” kiên cố để phòng, chống dịch bệnh.

12h30 trưa một ngày cuối tuần tháng 4, tôi có mặt tại chốt kiểm soát y tế đầu cầu Vĩnh Thịnh, hướng Quốc lộ 32, nơi các cán bộ, chiến sĩ của Trung tâm y tế thị xã Sơn Tây và Công an thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện di chuyển từ địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương khác vào thị xã.

Hôm ấy, trong chiếc lều dã chiến được dựng tạm, chị Phùng Thị Nụ - cán bộ Khoa xét nghiệm, Trung tâm y tế thị xã đang ăn vội bữa cơm trưa để thay ca cho những đồng nghiệp khác đang làm nhiệm vụ. Chồng chị Nụ là sĩ quan quân đội, thường xuyên phải trực trong đơn vị. Vợ chồng anh chị có 2 cháu, bé đầu 12 tuổi và bé thứ hai 6 tuổi.

Để an tâm lo công tác chống dịch, anh chị thống nhất gửi các con về ông bà nội. Chị Nụ cùng các đồng nghiệp luôn xác định chống dịch là một nhiệm vụ lâu dài, bởi vậy tiến hành điều tra dịch tễ và đo thân nhiệt để phát hiện mầm bệnh ẩn tàng trong cộng đồng là hết sức cần thiết. Nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ như sốt 37 độ trở lên, ho, khó thở, cán bộ y tế sẽ hướng dẫn người dân đến bàn cách ly để khai thác thông tin, xử lý theo từng tình huống nghi nhiễm Covid-19.

Tuy còn nhiều vất vả, song chị Nụ và các đồng nghiệp lại rất vui vì thường xuyên nhận được những món quà cả về vật chất lẫn tinh thần. Hầu như ngày nào cũng có người mang nước, sữa, hoa quả… đến tặng. Người dân khi đi qua đây đều có thái độ hợp tác, đồng thời có những lời thăm hỏi, động viên, nhờ đó mỗi cán bộ chiến sỹ như quên đi những khó khăn, rét mướt hay sự thiếu thốn. Họ thấy tự hào và vững niềm tin cùng cả nước vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này, giành lại sự an toàn cho mọi người, mọi nhà.

2. Có thể nhận thấy, tại ngoại thành Hà Nội, tinh thần chủ động tích cực phòng, chống dịch đã lan tỏa tới hầu khắp các xóm làng. Ở những vùng xa trung tâm, công tác chống dịch được quán triệt đồng bộ với nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Tại những miền quê, mỗi người dân đều xác định phòng, chống dịch từ cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Có một điểm ít ai biết, để có nhận thức tích cực của người dân về cách ly xã hội, ngoài hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng, còn có sự chung sức, đồng lòng của đội ngũ cán bộ cơ sở rất nhiệt tình, trách nhiệm. Trong đó, nhiều hành động không đúng đã được nhắc nhở, phê bình kịp thời.

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện dịch Covid-19 tại Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Thắng (Bí thư Chi bộ thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) không ngại vất vả. Ông gác hết những công việc riêng của gia đình để nhường chỗ cho việc tuyên truyền, phổ biến thông tin dịch tới người dân trong thôn. Ông xác định rằng công tác tuyên truyền phải thực hiện thật nghiêm túc.

Theo đó, ông đã vận động cán bộ, đảng viên tại cơ sở gương mẫu khai báo y tế, vận động người dân tại khu vực hoãn tổ chức tiệc cưới con, đám giỗ và các sinh hoạt của gia đình, góp phần hạn chế tối đa việc tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp với nguy cơ lây nhiễm cao. Việc làm gương mẫu của ông đã tác động và lan tỏa đến toàn bộ khu dân cư. Hiện nay, cán bộ cơ sở đều cùng ông chung tay tuyên truyền các hoạt động phòng chống Covid-19.

Một điểm đáng chú ý khác tại các miền quê ngoại thành đó là khi đến những nơi này có thể dễ dàng bắt gặp những chốt kiểm tra y tế ở đầu mỗi thôn, làng. Một chiếc barie dựng tạm, một chiếc ô, chiếc bạt đơn sơ và những người “bám chốt” chính là công dân của làng, của xã... Đây được coi là những "lũy thép" trong công tác phòng, chống sự lây lan của dịch Covid-19.

Tại Thị xã Sơn Tây, quyết liệt, giữ nghiêm kỷ cương trong phòng chống dịch bệnh là phương châm mà các cấp chính quyền nơi đây duy trì và nêu cao suốt từ đầu mùa dịch. Tại thời điểm áp dụng cách ly xã hội, để người dân hiểu, chấp hành và đồng thuận, chính quyền địa phương đã thành lập 115 chốt kiểm soát y tế, 18 tổ kiểm soát lưu động, 5 tổ cơ động tăng cường tuần tra. Ở những chốt kiểm soát y tế, ngoài kiểm soát những người ra, vào thôn, nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang và hạn chế đi lại.

Cách thức, hành động trong phòng, chống dịch Covid-19 có thể khác nhau song mục tiêu tựu chung đều hướng cùng nhau vượt qua khó khăn, phát huy sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng, tạo dựng những "pháo đài" chống dịch kiên cố.

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, song tin tưởng rằng, với những việc làm thiết thực, mỗi người dân chung sức vì mục tiêu chung thì thành phố Hà Nội và cả nước sẽ từng bước ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Với những người lạ thì yêu cầu khai báo thông tin cá nhân, tình hình sức khỏe, nơi đến và được đo thân nhiệt… Nhờ sự bám sát ngay từ cơ sở này, công tác kiểm soát và nắm tình hình dịch bệnh được đồng bộ, rõ nét và hiệu quả.

Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đã lan tỏa mạnh mẽ đến người dân các thôn xóm khu vực ngoại thành, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cùng sẻ chia khó khăn, cùng chung sức phòng, chống dịch Covid-19

3. Đối mặt với cái chết và dịch bệnh, sự kỳ thị, hỗn loạn, thái độ vô trách nhiệm, thói ích kỷ của con người tưởng chừng lên ngôi và định đoạt sợi dây cố kết cộng đồng.

Thế nhưng, tất cả những câu chuyện diễn ra trong suốt mấy tháng qua một lần nữa cho thấy phẩm chất căn cốt của người Hà Nội. Ở những thời điểm tưởng chừng cam go và ngặt nghèo nhất, nhiều người đã lựa chọn đứng về phía nhau, cưu mang, chia sẻ để cùng nhau tạo nên “lũy thành” vững chắc trong cuộc chiến chống dịch.

Trong một lần có mặt ở trụ sở Ủy ban nhân dân xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây), tôi đã được chứng kiến hình ảnh anh Nguyễn Xuân Hiếu - chủ một xưởng sản xuất đồng phục về thời trang công sở tại thôn Tân Phúc tranh thủ chở 1.200 chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn lên trao tặng cho xã để kịp thời phát cho nhân dân.

Số khẩu trang này do gia đình anh cùng gia đình anh chị Cường Phượng góp tiền, mua vải của Công ty vải dệt kim Đông Xuân rồi thuê công nhân may. Chất liệu vải kháng khuẩn nên người dân có thể giặt sạch và tái sử dụng khoảng 30 lần, vừa đảm bảo an toàn đồng thời lại giảm bớt việc người dân đeo khẩu trang y tế dùng 1 lần, giảm lượng rác thải ra môi trường.

Từ đầu mùa dịch, gia đình anh đã tổ chức nhiều đợt trao tặng khẩu trang vải tương tự như vậy. Đó là những điều tử tế. Đó là những tấm lòng thể hiện tình dân tộc, tình đồng bào của người Việt “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Mới đây thôi, sau khi thông tin về lượng máu dự trữ tại nhiều bệnh viện trên cả nước giảm đến mức báo động, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã đón tiếp hàng trăm người đến hiến máu tình nguyện nhằm chia sẻ những khó khăn với người bệnh trong dịp thiếu máu cao điểm. Tại những buổi hiến máu, tôi bắt gặp rất nhiều người đến hiến máu bằng những cách rất “đặc biệt”.

Họ là mẹ con, vợ chồng, chị em gái hay là người yêu của nhau. Tất cả mọi người đến hiến máu đều có chung một tâm niệm là mong muốn được tham gia hiến máu để cùng với ngành y tế chung tay khắc phục khó khăn về máu.

Cách thức, hành động trong phòng, chống dịch Covid-19 có thể khác nhau song mục tiêu tựu chung đều hướng cùng nhau vượt qua khó khăn, phát huy sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng, tạo dựng những "pháo đài" chống dịch kiên cố.

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, song tin tưởng rằng, với những việc làm thiết thực, mỗi người dân chung sức vì mục tiêu chung thì thành phố Hà Nội và cả nước sẽ từng bước ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Phạm Thảo

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này