Dịch Covid-19 làm khan hiếm nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

07:02 | 22/04/2020
(LĐTĐ) Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết, dịch bệnh Covid-19 diễn ra dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu bởi nhập khẩu 70-80% từ Nam Mỹ, Mỹ và châu Âu. Nếu dịch bệnh kéo dài, giá cả leo thang, trong nước không có nguồn nguyên liệu thay thế sẽ dẫn đến việc sản xuất đình trệ, giá thành sản phẩm cao…
dich covid 19 lam khan hiem nguon nguyen lieu san xuat thuc an chan nuoi Bộ Công Thương sát cánh với Hà Nội để phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước
dich covid 19 lam khan hiem nguon nguyen lieu san xuat thuc an chan nuoi Hạn chế tụ tập đông người, luôn nhớ đeo khẩu trang để vì mục tiêu chung
dich covid 19 lam khan hiem nguon nguyen lieu san xuat thuc an chan nuoi Hà Nội kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau 22/4

Chiều 21/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã họp với một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn để tháo gỡ những khó khăn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.

dich covid 19 lam khan hiem nguon nguyen lieu san xuat thuc an chan nuoi
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại cuộc họp

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành Nông nghiệp đã và đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăn nuôi, tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi, nhiều thời điểm giá cả biến động lớn. Cùng với đó, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn phức tạp…

Trao đổi tại cuộc họp, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết, dịch bệnh Covid-19 diễn ra dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu nhập bởi các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu nhập khẩu 70-80% nguyên liệu từ Nam Mỹ, Mỹ và châu Âu. Nếu dịch bệnh kéo dài, giá cả leo thang, trong nước không có nguồn nguyên liệu thay thế dẫn đến việc sản xuất đình trệ, giá thành sản phẩm cao…

Đại diện Công ty Tân Phương Đông (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, trước đây sản xuất của công ty đạt 75.000 tấn/năm, đạt 70-80% công suất nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng đến năng suất của nhà máy. Hiện nay nhà máy chỉ đạt 40-50% công suất.

Hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn cung nhập khẩu; các đối tác nước ngoài tăng giá bán. Lượng dự trữ nguyên liệu sản xuất cơ bản của nhà máy chỉ còn được 2 tháng nữa. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong việc sớm giảm lãi suất cho nhóm doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

dich covid 19 lam khan hiem nguon nguyen lieu san xuat thuc an chan nuoi
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ phát biểu tại cuộc họp

Giám đốc Công ty thức ăn chăn nuôi Trường Thọ mong muốn Thành phố sớm có chương trình hỗ trợ giống cho bà con; mong muốn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các doanh nghiệp có thể liên kết được giống lợn lái về cho bà con khi nguồn cung lợn lái hiếm.

Đại diện Công ty TNHH New Hope miền Bắc kiến nghị các ngân hàng có giải pháp hỗ trợ thúc đẩy được các ngành nghề thiết yếu, trong đó có ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam miền Bắc cho biết, là đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp, sản xuất chăn nuôi khép kín, với công suất sản xuất 60 nghìn tấn/1 tháng, 720 nghìn tấn/năm. Nhưng từ năm 2017 giá lợn giảm, người chăn nuôi giảm đàn thì công suất sản xuất của đơn vị giảm xuống còn hơn 600 nghìn tấn/năm.

Là một doanh nghiệp lớn trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nên trong thời điểm này, Công ty CP không gặp trục trặc nhiều về nguồn nguyên liệu mặc dù chủ yếu nhập khẩu 80-85% từ Mỹ, Nam Mỹ (Braxin, Aghentina). Hiện Công ty CP đã tăng mức dự trữ nguyên liệu khoảng 1,5 tháng và những nguyên liệu vi lượng cũng tăng dự trữ lên 2-3 tháng.

dich covid 19 lam khan hiem nguon nguyen lieu san xuat thuc an chan nuoi
Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam miền Bắc phát biểu tại cuộc họp

Trong công tác phòng chống dịch Covid-19, doanh nghiệp đã bảo đảm phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế (sát khử khuẩn, đeo khẩu trang, làm việc cách 2m, đổi ca làm,…). Tuy nhiên, Công ty CP mong muốn Sở Y tế Hà Nội có những hướng dẫn cụ thể nếu công ty có người bị F0, F1,… thì xử lý như thế nào để doanh nghiệp chủ động ứng phó, không gián đoạn việc sản xuất.

Chia sẻ với các doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, để chuẩn bị cho tăng trưởng nông nghiệp của Thành phố đạt trên 4% trong năm 2020 thì việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi là vấn đề hết sức cấp bách, quan trọng.

Ông Nguyễn Văn Sửu cho hay, thời gian tới, Thành phố sẽ phối hợp với các Bộ, đặc biệt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bảo đảm nguồn hàng, đồng thời làm việc với các ngân hàng để có hỗ trợ lãi suất cho sản xuất chăn nuôi; hiện nhiều ngân hàng có thể cho vay theo thế chấp hoặc theo ngành hàng.

Cùng với đó, thành phố Hà Nội cũng đang có chương trình, cơ chế hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi, nông nghiệp; sẽ có chính sách lưu thông phân phối; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị phân phối để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Hoàng Phúc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này