Chưa có bằng chứng khoa học về tiêm vắc xin phòng lao BCG để phòng dịch Covid-19

20:23 | 21/04/2020
(LĐTĐ) Trước thông tin về việc nghiên cứu đưa vắc xin phòng lao BCG vào sử dụng trong phòng, chống dịch Covid-19, PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin phòng lao BCG với dịch Covid-19.
chua co bang chung khoa hoc ve tiem vac xin phong lao bcg de phong dich covid 19 Quảng Ninh tính toán áp cấp độ nguy cơ đối với từng địa phương sau 22/4
chua co bang chung khoa hoc ve tiem vac xin phong lao bcg de phong dich covid 19 Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
chua co bang chung khoa hoc ve tiem vac xin phong lao bcg de phong dich covid 19 "Lùm xùm" xuất khẩu gạo, Thủ tướng yêu cầu thanh tra đột xuất

Theo lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương: BCG là vắc xin phòng, chống lao có từ lâu đời, được áp dụng từ năm 1921. Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và dựa trên các bệnh nhân đã mắc, các nghiên cứu quan sát (chưa phải thử nghiệm lâm sàng) cho thấy, những nước có chính sách sử dụng vắc xin BCG phổ cập dường như ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19

“Tuy nhiên, đến bây giờ, chưa có bằng chứng nào nói vắc xin BCG có thể phòng Covid-19. Nhưng đây là vấn đề nóng, các nhà nghiên cứu cũng đang đi tìm hiểu”, PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết.

chua co bang chung khoa hoc ve tiem vac xin phong lao bcg de phong dich covid 19
PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Ảnh: Hải Yến).

Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế nghiên cứu rà soát, gửi công văn giao Bệnh viện Phổi Trung ương kết hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nghiên cứu đề xuất triển khai đánh giá vai trò của vắc xin BCG trong phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam có mang lại lợi ích gì hay không.

Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Viết Nhung: “Dù Việt Nam có triển khai nghiên cứu, thì trong người dân cũng tuyệt đối không tiêm vắc xin BCG cho người lớn. Bởi gần đây đã có một thanh niên ở Nhật Bản gặp biến chứng sau tiêm vắc xin BCG để phòng Covid-19”.

Trên thế giới hiện có hai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Hà Lan, Australia, tập trung vào đối tượng có nguy cơ cao nhất, đó là những nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Nghiên cứu này sẽ đánh giá xem tác động của việc tiêm BCG cho các nhân viên y tế chăm sóc người bệnh Covid-19 lên tỷ lệ nhiễm cũng như mức độ nặng khi bị mắc Covid-19.

Là đơn vị được Bộ Y tế giao để nghiên cứu về vấn đề này, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thảo luận và đề xuất hai hướng nghiên cứu về mối liên quan giữa vắc xin BCG và Covid- 19. Trong đó, theo lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương, hướng thứ nhất, Việt Nam sẽ tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phối hợp với Pháp và Campuchia để đánh giá vắc xin BCG có tác dụng phòng bệnh Covid-19 cho người có nguy cơ cao là cán bộ y tế hay không. Dự kiến Việt Nam có thể thu nhận 800 mẫu, Campuchia thu nhận 400 mẫu, tại Paris (Pháp) là 1.000 mẫu.

Đánh giá này dựa trên giả thiết vắc xin BCG có thể có tác động đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của chúng ta, làm cho cơ thể đáp ứng đối với Covid -19 một cách vừa phải, đủ để bảo vệ chứ không phản ứng quá mức dẫn đến tình trạng nặng, bệnh diễn biến phức tạp. Thử nghiệm lâm sàng sẽ cho câu trả lời về mối liên quan hoặc là tốt, hoặc là xấu giữa BCG và Covid-19.

chua co bang chung khoa hoc ve tiem vac xin phong lao bcg de phong dich covid 19
Vắc xin BCG (Ảnh minh họa).

Hướng thứ hai, là nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa BCG và các biểu hiện lâm sàng của 268 ca mắc Covid -19 tại nước ta. Theo đó, sẽ xem xét những trường hợp mắc bệnh nặng có phải do không tiêm vắc xin BCG không? Sau khi khỏi bệnh các chỉ số đặc hiệu chống Covid -19 ở những bệnh nhân này như thế nào? Tại sao có những người tiếp xúc gần (tức là F1) lại không mắc bệnh? PGS Nhung cho rằng khảo sát này có thể làm nhanh và sớm, không tốn kém. Tuy nhiên, hai hướng nghiên cứu này mới chỉ là đề xuất, còn phải đợi Hội đồng Đạo đức của Bộ Y tế phê duyệt mới có thể tiến hành.

Hiện tại ở Việt Nam, vắc xin phòng lao BCG được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng một tháng sau khi sinh. Vắc xin BCG chủ yếu để phòng lao cho những trường hợp lao lan tràn, lao nặng như lao kê, lao màng não, lao toàn thể của trẻ em chứ không có khả năng ngăn chặn không bị mắc lao.

PGS Nguyễn Viết Nhung cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý tiêm phòng vắc xin BCG, bởi có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm. Các đơn vị liên quan đến tiêm chủng cũng không nên tích trữ vắc xin này, có thể dẫn đến rối loạn thị trường.

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo, đối với Covid-19, không có bằng chứng gì nói rằng BCG có thể tác động tốt hơn hay xấu hơn. Tổ chức này cũng bày tỏ sự lo ngại thiếu vắc xin BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em nếu các nước tùy tiện sử dụng.

Minh Khuê

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này