Tư duy tự chữa bệnh và bán thuốc không cần đơn sẽ khiến khó dập dịch

12:21 | 14/04/2020
(LĐTĐ) Lich sử dịch tễ của bệnh nhân 243 ở Mê Linh, Hà Nội đã chỉ ra lỗ hổng mà lâu nay trách nhiệm của cửa hàng thuốc còn bỏ ngỏ. Đồng thời người dân còn rất thờ ơ với sức khỏe, tính mạng của bản thân và cộng cồng trước đại dịch Covid-19.
nha thuoc ban le cac loai thuoc phai ke don ma khong co don cua bac si bi phat bao nhieu Cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để ngăn chặn dịch Covid-19
nha thuoc ban le cac loai thuoc phai ke don ma khong co don cua bac si bi phat bao nhieu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu hiệu thuốc báo cáo người đến mua thuốc cảm, ho, sốt

Từ tự ý mua thuốc...

Sáng 13/4, phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế phải rà soát, thông tin cho tất cả các hiệu thuốc với các trường hợp đến mua thuốc cảm, ho, sốt… phải yêu cầu khai báo y tế ngay lập tức; thông tin kịp thời cho trạm y tế phường để lấy mẫu xét nghiệm.

Đối chiếu lộ trình di chuyển phức tạp của bệnh nhân 243 ở Mê Linh. Yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội : “Nếu hiệu thuốc nào để sót trường hợp này phải xử lý theo đúng quy định pháp luật, tước giấy phép hoạt động vĩnh viễn” là có lý do.

Cụ thể, ngày 21/3, ông Q.Q.T (SN 1973, là bệnh nhân 243 nhiễm Covid-19) cảm thấy đau mỏi người, ngấy sốt (không cặp nhiệt độ), nghĩ bị cảm cúm nên đã ra hiệu thuốc gần nhà (do chị N.T.H. bán) mua 1 vỉ thuốc cảm cúm về uống (không nhớ tên thuốc). Ngày hôm sau, ông T. thấy đỡ mỏi, không sốt, nên đã tiếp tục các sinh hoạt khác bình thường. Giả sử ngày 21/3, bệnh nhân 243 đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2, việc bệnh nhân tự ý mua thuốc hạ sốt để sử dụng, vô hình đã khiến các dấu hiệu của bệnh không còn rõ ràng.

Hành vi của BN 243 cũng giống như thói quen của đại bộ phận người Việt Nam nói chung, suốt nhiều năm qua. Nếu có triệu chứng trong người không khỏe sẽ tìm đến tư vấn của người quen, ông hàng xóm thậm chí là bác sĩ “gu-gồ”… sau đó tự ra hiệu thuốc mua thuốc (không có đơn của bác sĩ) về sử dụng.

nha thuoc ban le cac loai thuoc phai ke don ma khong co don cua bac si bi phat bao nhieu
Thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh được phong tỏa, cách ly từ ngày 8/4. (Ảnh minh họa)

Trước đó, sau quãng thời gian được điều trị vì dương tính với Covid-19, bệnh nhân 20 (lái xe của bệnh nhân 17) đã được xuất viện ngày 2/4.

Trả lời phỏng vấn báo chí, bệnh nhân 20 cho biết, khi bệnh nhân 17 được xác định nhiễm Covid-19 cách ly ở bệnh viện Nhiệt đới, tài xế này có dấu hiệu hơi ho, sổ mũi và đã ra hiệu thuốc gần khu phố Trúc Bạch mua thuốc cảm cúm về uống.

Trưa 6/3, sau khi uống hết một lần thuốc, những cơn ho, sổ mũi đỡ hẳn. Nghĩ chỉ bị cảm cúm thông thường, anh không chút bận tâm. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, chiếc xe chuyên dụng của cơ quan phòng chống dịch cùng nhân viên y tế đã đến đưa anh cùng hai người còn lại trong gia đình đi cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Không chỉ đơn cử hai trường hợp trên, nhiều người muốn mua thuốc gì chỉ cần nói tên, nói thuốc hoặc kể bệnh ra là dược sĩ sẽ bán thuốc ngay, hoặc tư vấn các loại thuốc có thể dùng, trong đó không ít các thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn.

nha thuoc ban le cac loai thuoc phai ke don ma khong co don cua bac si bi phat bao nhieu
Trách nhiệm cửa hàng thuốc và ý thức cố hữu của người dân. (Ảnh minh họa)

... Đến tự ý bán thuốc

Bộ Y tế cho biết, để kiểm soát vấn nạn mua bán, sử dụng thuốc kê đơn tràn lan, Bộ đã có nhiều văn bản quy định về kê đơn và bán thuốc kê đơn; đặc biệt là Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, trong đó quy định rõ, hành vi bán lẻ thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc là hành vi bị nghiêm cấm.

Về góc độ pháp lý, Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết, một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ. Ngoài ra, đối với hành vi kê đơn thuốc không đầy đủ, không rõ ràng, không chính xác bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với mức phạt như trên, lại khó có thể thanh kiểm tra thường xuyên khiến nhiều cơ sở bán lẻ thuốc vì lợi nhuận sẽ vẫn tiếp tục vi phạm.

Trong thời điểm ngày càng nhiều ca mất dấu F0 xuất hiện, dịch bệnh đã có dấu hiệu lây lan ra ngoài cộng đồng, ai cũng có thể bị nhiễm bệnh, bởi vậy đối với những người không biết mình bị nhiễm, thói quen “tự kê đơn” uống thuốc hạ sốt, giảm đau sẽ khiến người bệnh bị đánh lừa cảm giác mình vẫn khỏe, không bị nhiễm sau đó vẫn sinh hoạt bình thường với cộng đồng, vô tình đã có rất nhiều người tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp và trở thành F1, F2. Chính điều này sẽ khiến cho việc khoanh vùng, dập dịch trở nên khó hơn bao giờ hết.

Trong khi các y, bác sỹ đang là những người lính chiến đấu quên mình tại mặt trận tiền tuyến thì mỗi công dân hãy tự mình trở thành những chiến sỹ nơi hậu phương. Hãy bắt đầu từ việc bảo vệ sức khỏe của chính mình thông qua những việc đơn giản như nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế, rửa tay, vệ sinh cá nhân và nơi ở, hay không đến nơi đông người khi không thật cần thiết, có ý thức tự cách ly khi bản thân có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hạn chế di chuyển để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng. Đặc biệt không tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc uống tự điều trị.

Hữu Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này