Xử phạt người ra đường không đúng quy định

Đối tượng chở khách sẽ bị xử phạt

19:55 | 04/04/2020
(LĐTĐ) Từ ngày 4/4, Hà Nội sẽ xử phạt những trường hợp ra đường không đúng các trường hợp được quy định, theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Ghi nhận trong ngày đầu tiên thực hiện, dịch vụ giao hàng vẫn đang hoạt động nhộn nhịp. 
doi tuong cho khach se bi xu phat Đồng hành, chia sẻ khó khăn với các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch
doi tuong cho khach se bi xu phat Du học sinh quyên góp tiền, dạy học miễn phí trong những ngày cách ly
Không xử phạt người dân ra đường mua thực phẩm

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị kêu gọi người già và những người không có việc cần thiết cố gắng không đi ra ngoài đường từ ngày 1/4 tới 15/4.

Nhằm giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, trong chiều 3/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 Hà Nội cho biết, từ ngày 4/4, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra và những trường hợp nào ra ngoài đường không đúng các trường hợp được quy định sẽ bị phạt.

doi tuong cho khach se bi xu phat
Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày 4/4, trên nhiều tuyến phố của Hà Nội vẫn có rất đông người di chuyển.

Thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên trong ngày 4/4, trên nhiều tuyến phố của Hà Nội vẫn có rất đông người di chuyển. Đặc biệt là tại gần khu vực công viên, những tuyến đường gần chợ dân sinh. Mặc dù đồng tình với các biện pháp xử phạt nhằm hạn chế đi lại nhưng không ít người cũng không nắm rõ mình có thuộc đối tượng bị xử phạt hay không.

Vẫn chạy giao hàng trong nhiều ngày qua, anh Phạm Văn Châu (nhân viên giao hàng, quận Đống Đa) cho biết, người dân hạn chế ra ngoài nên dịch vụ giao hàng tận nhà nhờ đó mà nhiều việc hơn. Ngay khi có quyết định của Thành phố, anh Châu vẫn băn khoăn không biết mình thuộc đối tượng nào.

“Mấy ngày qua tôi vẫn đi giao đồ ăn cho khách bình thường. Mặc dù đã đọc thông tin nhưng tôi không biết mình có nằm trong diện được ra ngoài hay không và làm thế nào để chứng minh là mình đi làm chứ không vì mục đích khác”, anh Châu bày tỏ.

Giải đáp khó khăn trong việc xác định trường hợp thuộc diện được phép ra ngoài, luật sư Phạm Hải Long (thuộc Văn phòng Luật sư Quốc Thái) cho biết dựa vào chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid – 19 và văn bản số 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội và danh mục những đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... được tiếp tục hoạt động.

doi tuong cho khach se bi xu phat
Nhiều người dân vẫn còn băn khoăn rằng các trường hợp nào thuộc diện được ra ngoài trong thời gian cách ly toàn xã hội.

Theo đó có 3 trường hợp: Thứ nhất, mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; Thứ hai, các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…; Thứ ba, làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được cho phép.

Cũng theo luật sư Phạm Hải Long, tại văn bản số 2601/VPCP-KGVX đã có quy định: “...Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân. Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất...

“Như vậy, theo văn bản 2601, các dịch vụ vận chuyển hành khách cần phải tạm dừng, các dịch vụ giao nhận thức ăn, hàng hóa vẫn tiếp tục được duy trì”, luật sự Phạm Hải Long nhấn mạnh.

Có căn cứ và chế tài xử phạt

Liên quan đến việc xử phạt người dân ra đường không có lý do đúng quy định, luật sư Phạm Hải Long cũng cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết và hoàn toàn có căn cứ. Trước hết Thủ tướng đã quyết định công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, khẳng định đây là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định”.

Điều 8 luật này nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Tùy tính chất và mức độ của hành vi, người vi phạm còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.

doi tuong cho khach se bi xu phat
Liên quan đến việc xử phạt người dân ra không có lý do đúng quy định, luật sư Phạm Hải Long (Văn phòng Luật sư Quốc Thái) cũng cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết và hoàn toàn có căn cứ.

Tuy nhiên, đại diện Văn phòng Luật sư Quốc Thái cũng cho rằng, hiện nay vẫn chưa có văn bảo nào hướng dẫn việc xác định mục đích người dân đi ra ngoài có là cần thiết hay không, do đó sẽ có khó khăn cho lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ.

Vì vậy, bên cạnh chấp hành đúng quy định, điều cần thiết nhất là phụ thuộc vào sự trung thực, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân Hà Nội trong việc chung tay bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh. Bởi với mức độ lây lan theo cấp số nhân, một người không nhận thức và thực hiện tốt việc cách ly, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.

M.Phương - P.Ngân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này