Sách nói ngang nhiên vi phạm bản quyền trong không gian số

19:13 | 06/03/2020
(LĐTĐ) Thời gian qua, những đầu sách từng gây đình đám trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, phát triển bản thân... được chuyển dạng thành sách nói. Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu nhằm thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, những “quyển” sách nói này đang ngang nhiên vi phạm bản quyền
sach noi ngang nhien vi pham ban quyen trong khong gian so Vi phạm bản quyền: Mãi hoài lý do “chưa hiểu luật”
sach noi ngang nhien vi pham ban quyen trong khong gian so Phạt 26 doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm đầu năm 2018
sach noi ngang nhien vi pham ban quyen trong khong gian so Vấn nạn vi phạm bản quyền: Luật có... đừng kêu khó thực thi!
sach noi ngang nhien vi pham ban quyen trong khong gian so
Quảng cáo “sách nói” trên Google.

Công khai vi phạm bản quyền

Chỉ cần tìm từ khóa “sách nói” trên Google sẽ cho hàng trăm nghìn kết quả. Trong đó đáng chú ý là các trang web, mạng xã hội công khai bày bán về những “quyển sách số”. Chỉ cần mua một chiếc USB nhỏ gọn, giá khoảng 500.000 đồng, bạn có thể sở hữu một kho tàng kiến thức đồ sộ với hơn 80 quyển sách nhiều thể loại được đọc, ghi âm và sản xuất thành audio books, chép vào 1 chiếc USB và phát hành công khai, bán tràn lan trên mạng Internet. Đa số những cuốn sách được ghi âm là những cuốn bán chạy nhất của những đơn vị làm sách lớn như Nhà xuất bản Trẻ, Nhi Đồng, Alpha Books...

Qua tìm hiểu, điểm chung của các kênh, website vi phạm có địa chỉ danh tính rất mù mờ không rõ ràng. Khi hỏi mua USB sách nói người bán lấy lý do đang sửa cửa hàng, chỉ nhận bán online, sau đó giao hàng cho khách thông qua các công ty vận chuyển. Lợi nhuận rõ ràng những kênh này là có, vậy mà USB sách nói được bày bán ngang nhiên như không có Luật Bản quyền và sở hữu trí tuệ. Trước đây, Alpha Books đi tiên phong trong việc phát hành sách nói bán trên mạng với chỉ vài nghìn đồng một lượt nghe nhưng không thành công. Theo lý giải của đại diện Alpha Books, lượt truy cập và doanh số quá thấp cộng với tình hình sách lậu trên không gian mạng hiện nay, rất khó để đầu tư nhiều hơn cho sách nói.

Theo một đại diện Nhà xuất bản Trẻ, đơn vị này chưa hề có bất cứ giao dịch nào hay bán bản quyền sách nào cho bên thứ ba, do đó tất cả những sản phẩm của nhà xuất bản phát hành lại dưới dạng sách nói đang tràn lan trên mạng đều là “sách lậu”. Về vấn đề bảo vệ tác quyền trên không gian số, đại diện Nhà xuất bản Trẻ cho rằng các biện pháp xử lý triệt để không hề dễ dàng bởi kể cả có bị xóa kênh, xóa trang thì những người vi phạm rất dễ dàng lập ra kênh mới, rất khó xác định ai là chủ sở hữu những trang mạng, website này.

Xử lý còn gian nan

Việc đa dạng hóa các hình thức truyền tải tri thức đến với cộng đồng là tốt nhưng nếu làm trái quy định thì không chỉ độc giả không được tận hưởng trọn vẹn chất lượng cuốn sách, mà điều này còn ảnh hưởng tới quyền lợi của các tác giả. Với nhiều năm nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Sách nói là sản phẩm phái sinh, chuyển thể từ sách giấy sang giọng đọc để người dùng có thể nghe tác phẩm. Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, việc làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Cụ thể, quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm. Tuy nhiên, theo luật sư Long, chế tài xử lí các hành vi vi phạm bản quyền trên Internet còn quá nhẹ. Mức xử phạt chỉ từ vài chục đến trăm triệu đồng. Điều này tạo ra lỗ hổng, làm yếu cơ sở pháp lý để xử phạt mạnh tay với các hành vi vi phạm nội dung trên Internet...

Điểm chung của các kênh, website vi phạm có địa chỉ danh tính rất mù mờ không rõ ràng. Khi hỏi mua USB sách nói, người bán lấy lý do đang sửa cửa hàng, chỉ nhận bán online, sau đó giao hàng cho khách thông qua các công ty vận chuyển. Lợi nhuận rõ ràng những kênh này là có, vậy mà USB sách nói được bày bán ngang nhiên như không có Luật Bản quyền và sở hữu trí tuệ. Trước đây, Alpha Books đi tiên phong trong việc phát hành sách nói bán trên mạng với chỉ vài nghìn đồng một lượt nghe, nhưng không thành công. Theo lý giải của đại diện Alpha Books, lượt truy cập và doanh số quá thấp cộng với tình hình sách lậu trên không gian mạng hiện nay, rất khó để đầu tư nhiều hơn cho sách nói.

Chưa bao giờ các trang web lậu lại dễ dàng làm ăn đến thế. Mất một chút tiền mua dịch vụ lưu trữ dữ liệu, các trang web lậu không phải đóng thuế, trả tiền bản quyền, chỉ cần sao chép lại sản phẩm mồ hôi công sức của người khác và ung dung hưởng nguồn tiền quảng cáo khổng lồ.

Đối với việc chép sách nói vào USB để bán mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, không xin phép chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình... về mặt pháp lý được xác định là hành vi xâm phạm quyền tác giả và xâm phạm quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự. Trong không gian Internet, cần ưu tiên thực hiện biện pháp ngăn chặn mang tính kỹ thuật, đơn giản như: chặn truy cập vào các trang web vi phạm bản quyền, điều này doanh nghiệp không thể tự làm. Thay vào đó, cần sự quyết tâm thực chất, đồng bộ của cơ quan quản lý Nhà nước.

Ở góc độ người tiêu dùng, nếu mỗi chúng ta kiên quyết tẩy chay những trang web kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt người khác, chúng sẽ không còn đất sống. In lậu, sách lậu đã làm đau đầu các nhà xuất bản, và giờ đây họ còn phải đứng trước thách thức ngày càng lớn trong cuộc chiến lớn chống vi phạm bản quyền trong không gian số bởi những kẻ làm ăn phi pháp, chụp giật. Thiệt hại về tiền của và cả uy tín cho những ai làm ăn chân chính, cuộc chiến bảo vệ bản quyền đang là một cuộc chiến không cân sức mà cán cân có lợi lại chỉ nghiêng về phía web lậu. Chẳng cần vất vả cũng có thể tìm ra hàng trăm trang web như vậy. Phát hiện thì dễ, nhưng dường như con đường để xử lý vẫn còn gian nan.

Hữu Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này