Chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe cho người dân

20:03 | 03/03/2020
(LĐTĐ) Chiều nay (3/3), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 2/2020.
chap nhan hy sinh mot so loi ich kinh te de bao ve suc khoe cho nguoi dan Những việc giáo viên cần làm để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học
chap nhan hy sinh mot so loi ich kinh te de bao ve suc khoe cho nguoi dan Hà Nội: Đảm bảo luôn giữ thế chủ động phòng chống dịch bệnh
chap nhan hy sinh mot so loi ich kinh te de bao ve suc khoe cho nguoi dan Tạm dừng miễn thị thực đối với công dân Italy từ ngày 3/3

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã thông tin về một số giải pháp của Chính phủ trong việc phòng, chống dịch Covid-19

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tại phiên họp Thường trực Chính phủ tháng 2/2020, về phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng nêu rõ, kinh tế có khó khăn, có thể tìm giải pháp hỗ trợ nhưng tính mạng của người dân thì không thể thay thế. Công việc này cần được đẩy với tốc độ cao hơn. Các tổ chức, cá nhân có liên quan cần lăn xả vào, cùng góp sức, không ngồi chờ, không có cơ chế xin cho.

chap nhan hy sinh mot so loi ich kinh te de bao ve suc khoe cho nguoi dan
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế nhưng ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là kiên quyết chống dịch để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân. Kinh tế có khó khăn, có thể tìm giải pháp hỗ trợ nhưng tính mạng của người dân thì không thể thay thế. Chúng ta chấp nhận tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm an toàn cho người dân.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng ghi nhận sự nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ của cả hệ thống trong công tác phòng, chống dịch. Những ngày qua, tại nhiều nước trên thế giới, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, số người lây nhiễm tăng chóng mặt, có khi ngày hôm sau tăng gấp đôi ngày hôm trước. Dịch lan ra nhiều nước, trong đó có những nước là địa bàn thị trường truyền thống và là đối tác quan trọng của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Việt Nam, từ điện tử, may mặc, giày da, cơ khí và thiếu hụt nguồn lao động; làm gián đoạn chuỗi cung ứng hay vận chuyển hành khách, giáo dục, du lịch…

“Lượng khách của khách sạn giảm 60-70%, khách du lịch giảm 2 con số. Theo thống kê, ngành du lịch mất khoảng 7 tỷ USD do dịch bệnh”, ông Dũng cho hay.

H.P

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này