Hồ sơ kiến nghị khởi tố về tội trốn đóng tiền bảo hiểm xã hội

11:18 | 25/02/2020
(LĐTĐ) Căn cứ quy định của pháp luật, mức độ và tính chất vi phạm, tình hình thực tế, khi nhận thấy hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các Điều 214, 215, 216 Bộ luật Hình sự, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, huyện theo phân cấp quản lý và thẩm quyền, quyết định việc gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố hình sự.
ho so kien nghi khoi to ve toi tron dong tien bao hiem xa hoi Hà Nội: Sẽ thanh tra đơn vị nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội
ho so kien nghi khoi to ve toi tron dong tien bao hiem xa hoi Nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội: Bao nhiêu đơn vị sẽ phải thanh tra?

Để hướng dẫn việc thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin; lập, gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với những hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định tại Điều 214, Điều 215, Điều 216 Bộ luật Hình sự, mới đây, BHXH Việt Nam ra Công văn số 239/BHXH-PC hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

ho so kien nghi khoi to ve toi tron dong tien bao hiem xa hoi
Hà Nội công bố Quyết định thanh tra đến các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội lớn, kéo dài. Ảnh: B.D

Cụ thể, hồ sơ kiến nghị khởi tố về Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (Điều 216 Bộ luật Hình sự), theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, gồm:

Văn bản kiến nghị khởi tố vụ án của cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được lập đối với hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định được thực hiện từ ngày 1/1/2018 trở đi, kèm theo Quyết định thanh tra, Biên bản làm việc, tài liệu xác minh sự việc, Biên bản vi phạm hành chính, Kết luận thanh tra - kiểm tra;

Tài liệu chứng minh hành vi trốn đóng với thời gian từ đủ 6 tháng trở lên và thỏa mãn 1 trong 2 dấu hiệu như số tiền trốn đóng từ 50 triệu đồng trở lên hoặc trốn đóng từ 10 người trở lên (tính từ 1/1/2018 trở đi), bao gồm: Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Biên bản làm việc về đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

Tài liệu chứng minh việc đơn vị sử dụng lao động không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ danh sách người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc với cơ quan BHXH: Danh sách lao động chưa tham gia tương ứng các tháng trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN;

Tài liệu, chứng cứ có liên quan như: Danh sách lao động đã được khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan thuế cung cấp nhưng đơn vị chưa đăng ký tham gia cho người lao động (nếu có), Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, hoạt động, chứng nhận đăng ký kinh doanh... (nếu có)

Đơn thư, tài liệu của cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN đã được kiểm tra, xác minh theo quy định (nếu có).

BHXH cấp tỉnh, huyện lập hồ sơ kiến nghị khởi tố gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan, có thể là bản photo, bản chính hoặc bản sao hợp pháp hoặc bản chuyển đổi từ tài liệu, dữ liệu điện tử bảo đảm tính pháp lý theo quy định.

BHXH tỉnh, huyện có thể gửi hồ sơ kiến nghị khởi tố qua dịch vụ Bưu chính hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan điều tra cấp tỉnh, huyện theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC; gửi Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp văn bản kiến nghị khởi tố (tại phần nơi nhận để biết).

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này