Ngành Bảo hiểm đẩy mạnh thanh toán điện tử

15:49 | 21/02/2020
(LĐTĐ) Năm 2020, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đề ra mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số “Nộp thuế và BHXH” năm 2020 lên từ 7 đến 10 bậc đồng thời, đẩy mạnh thanh toán điện tử, phấn đấu đến năm 2021 đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị.
nganh bao hiem day manh thanh toan dien tu Việt Nam tìm hướng triển khai dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động
nganh bao hiem day manh thanh toan dien tu Hà Nội: Triển khai nghiệp vụ thu - chi bảo hiểm xã hội qua hệ thống ngân hàng
nganh bao hiem day manh thanh toan dien tu Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 370/KH-BHXH, trong đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

nganh bao hiem day manh thanh toan dien tu
Bảo hiểm xã hội Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng thông tin trong quản lý, điều hành

Mục đích của Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính liên quan đến cấu phần “Nộp BHXH”, góp phần thực hiện mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số “Nộp thuế và BHXH” năm 2020 lên từ 7 đến 10 bậc. Đồng thời, đẩy mạnh thanh toán điện tử, phấn đấu đến năm 2021 đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành BHXH và các dịch vụ công trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam với các ngành liên quan.

Để thực hiện các nhiệm vụ, ngành BHXH tiếp tục triển khai cải cách thủ tục hành chính liên quan đến cấu phần “Nộp BHXH” nhằm nâng xếp hạng chỉ số “Nộp thuế và BHXH” theo mục tiêu Chính phủ đề ra; chuẩn hóa thông tin dữ liệu và các giải pháp vận động, khuyến khích phát triển người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành để liên thông thực hiện các thủ tục hành chính; triển khai thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của ngành, BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định cụ thể nội dung công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tăng cường trách nhiệm.

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu và hệ thống phần mềm liên thông trong việc đăng ký tham gia và giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, phối hợp có hiệu quả giữa các đơn vị trong và ngoài ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, thời gian nộp thuế, nộp BHXH năm 2019 của Việt Nam đứng thứ 179/180; tăng 22 bậc so với 2018. Tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách BHXH, BHYT; các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác năm 2020 diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kết quả trên tuy tiến bộ nhưng cần phải tiếp tục cải thiện.

Ghi nhận, biểu dương cán bộ viên chức ngành BHXH đã nỗ lực để ngành là một trong những đơn vị đi đầu có đóng góp quan trọng vào tiến trình xây dựng Chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến cho toàn xã hội, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn, song Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu BHXH Việt Nam phải xác lập một chiến lược phát triển để trở thành một thiết chế hiện đại, hiệu quả gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, liên thông trong thực thi chính sách. BHXH Việt Nam phải là mô hình đi đầu trong việc bảo đảm sự hài lòng của người dân, không ngừng củng cố niềm tin của người lao động.

Lan Ngọc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này