Gắn phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa

12:08 | 07/01/2020
(LĐTĐ) Sáng 6/1, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình số 04-CTr/TU về "Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020".
gan phat trien kinh te voi xay dung van hoa Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020
gan phat trien kinh te voi xay dung van hoa Infographic: 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố Hà Nội
gan phat trien kinh te voi xay dung van hoa Hà Nội: Nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế

Theo báo cáo, 5 năm qua, Chương trình số 04 của Thành ủy đã được chỉ đạo thực hiện một cách tập trung, đồng bộ. Những chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố về văn hóa và con người đã đi vào thực tiễn cuộc sống với những cách làm sáng tạo, hiệu quả và phù hợp, tạo động lực quan trọng trong tiến trình xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Trên mỗi lĩnh vực trong 3 nhóm nội dung chính của chương trình đều có những bước tiến rõ rệt. Cụ thể: Văn hóa - xã hội được chú trọng phát triển, một số mặt chuyển biến rõ nét. Các thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở được quan tâm đầu tư, đặc biệt là thiết chế văn hóa ở thôn, làng.

gan phat trien kinh te voi xay dung van hoa
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc trao Bằng khen của Thành ủy cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

Toàn thành phố có 23 thiết chế văn hóa cấp thành phố; 32 trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện; 150/584 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn (tăng 60 nhà văn hoá so với năm 2016); 4.061/7.978 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố (tăng 508 nhà văn hoá so với năm 2016).

Công tác quản lý nhà nước về di sản ngày càng được tăng cường. Nhiều công trình văn hóa được đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo khách tham quan, du lịch trong nước và quốc tế như: Hoàng thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn, di tích nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố cổ Hà Nội, chùa Hương...

Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác, giao lưu văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố đã tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn thường niên, đặc trưng tại Thủ đô góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, như: Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản; Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội; Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert; Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ V tại Hà Nội;… Thành phố cũng đã tổ chức tốt phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, đưa hoạt động này trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật phục vụ nhân dân, du khách.

Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được coi trọng. Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục và thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; triển khai xây dựng mô hình trường chất lượng cao theo Luật Thủ đô.

Công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh triển khai có trọng tâm, trọng điểm và chuyển biến rõ nét. Nhiều giải pháp cụ thể bước đầu đạt hiệu quả, với nhiều mô hình, sáng kiến hay như: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ban hành và triển khai các quy tắc ứng xử…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU hoan nghênh, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy trong những năm qua.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cho rằng, hiệu quả của Chương trình 04 phải bắt nguồn từ cơ sở, từ người dân, do đó, cần tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong duy trì thực hiện các nội dung của Chương trình, làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng các chương trình về văn hóa – xã hội trong nhiệm kỳ tới.

Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện đánh giá kỹ lưỡng các chỉ tiêu của Chương trình, đề ra giải pháp để xây dựng lộ trình, tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 04 cũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục triển khai có hiệu quả các Quy tắc ứng xử của Thành phố; nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức, phong cách, lối sống của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức thành phố Hà Nội; tập trung tuyên truyền và xử lý nghiêm các sai phạm trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Đồng thời, các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát huy vai trò của truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân Thủ đô.

Hoàng Phúc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này