Cải thiện mức độ hài lòng của người dân

10:19 | 13/12/2019
(LĐTĐ) Những năm gần đây, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính ở Hà Nội đã trực tiếp tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, là tiền đề quan trọng tạo sự đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh. Đáng nói, do xác định cải cách hành chính là khâu then chốt để giải quyết mọi vấn đề nên mức độ hài lòng của người dân cũng ngày càng được cải thiện.
cai thien muc do hai long cua nguoi dan Kịp thời phát hiện tình trạng nhũng nhiễu người dân
cai thien muc do hai long cua nguoi dan Kiên trì nâng cao chất lượng sống cho người dân Hà Nội

Tăng cường thanh, kiểm tra

Hà Nội đã và đang nỗ lực xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, quản trị hiện đại, hiệu quả, giải quyết tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tiến tới thành phố thông minh. Song hành với những nỗ lực và mục tiêu này, công tác cải cách hành chính đóng vai trò then chốt, là nền tảng để Thủ đô phát triển.

cai thien muc do hai long cua nguoi dan
Thời gian qua, với nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính, mức độ hài lòng của người dân cũng ngày càng được cải thiện. (ảnh N.C)

Bàn về công tác cải cách hành chính thời gian qua, ông Phạm Tuấn Anh (Trưởng phòng cải cách hành chính, Sở Nội vụ Hà Nội) nhìn nhận, giai đoạn 2016 - 2020, cải cách hành chính là một điểm sáng trong 3 khâu đột phá của Thành phố, được Trung ương, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Theo đó, Hà Nội là địa phương đứng đầu toàn quốc về số lượng hồ sơ giao dịch qua mạng và cũng là địa phương duy nhất cung cấp dịch vụ công mức 3 trong lĩnh vực tư pháp đồng bộ tới 100% xã, phường có liên thông dữ liệu với Bảo hiểm xã hội và Công an thành phố trên cơ sở khai thác dữ liệu dân cư. Ngoài ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, quyết liệt, sáng tạo, mang lại hiệu quả rõ rệt; tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ trên tinh thần 5 rõ - “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, và “một đầu mối, một việc xuyên suốt”.

Tính đến nay, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố là 1.818 thủ tục hành chính. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn đạt 98,81% năm 2016, đến hết quý III/2019 đạt 99,86%. Thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đến nay, toàn thành phố có 1.448 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đạt tỷ lệ 80%). Số lượng hồ sơ tiếp nhận trên Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử Thành phố đạt hơn 2,2 triệu hồ sơ. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước có các bước cải thiện, nâng cao qua từng năm.

Đại diện Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, để nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và đẩy mạnh cái cách hành chính, trong những năm qua, công tác kiểm tra được cấp ủy đảng, từ Thành phố đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Thành phố cũng chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất.

Cụ thể, từ năm 2016, Thành ủy tổ chức 15 đoàn giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cải cách hành chính tại 50 lượt cơ quan đơn vị. Thành phố chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra công vụ, tiến hành kiểm tra 175 cuộc, trong đó kiểm tra đột xuất 144 cuộc, theo chỉ đạo là 31 cuộc; kiểm tra cải cách hành chính với 52 đơn vị (gồm 17 Sở, 10 quận, huyện, 25 đơn vị trực thuộc Sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện); Kiểm tra liên ngành công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại 54 đơn vị (gồm 6 Sở, 16 quận, huyện, 32 xã, phường, thị trấn); 16 đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 187 đơn vị…

Mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử

Thực tế tại Hà Nội, nhiều đơn vị, địa phương đã có cách làm hay, mô hình mới sáng tạo nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Quận Thanh Xuân là ví dụ. Theo đó, với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, công tác cải cách hành chính 9 tháng qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

cai thien muc do hai long cua nguoi dan

Việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức tiếp tục được thực hiện thường xuyên, nền nếp, hiệu quả. Mô hình thí điểm “Khu dân cư điện tử, Tổ dân phố điện tử” tại khu dân cư số 6, 7, 8 phường Hạ Đình (thực hiện từ tháng 8/2015) và khu dân cư điện tử Hapulico tại phường Thanh Xuân Trung (thực hiện từ năm 2016) ra đời là giải pháp đáng chú ý. Không chỉ người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục hành chính, mà chính quyền dường như cũng… nhàn hơn.

Ngoài quận Thanh Xuân, mô hình khu dân cư điện tử tại các quận Long Biên, Nam Từ Liêm, Hà Đông... cũng dần phát huy sự hữu ích, hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ công tại tổ dân phố. Ngoài ra, việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho học sinh khối trung học cơ sở… cũng trực tiếp tạo hiệu ứng tích cực, qua hoạt động này góp phần tuyên truyền tới gia đình, cộng đồng dân cư, tạo tiền đề xây dựng "công dân điện tử" trong tương lai...

Dù Hà Nội đã đạt kết quả khả quan, nhưng theo ông Phạm Tuấn Anh vẫn còn tình trạng người dân gặp khó khi xin cấp phép xây dựng, “sổ đỏ”… song, quanh vấn đề này, Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt bằng những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, tất cả thủ tục hành chính ở các lĩnh vực này đều thể hiện minh bạch, công khai toàn quy trình thủ tục giải quyết.

“Một trong những khó khăn là có những dịch vụ công có tỉ lệ người dân tham gia không được nhiều. Nhiều người dân chưa quen hoặc hoặc các đối tượng tham gia giao dịch là những người có tuổi, chưa tiếp cận đến với công nghệ. Do đó việc khai thác dịch vụ công không được nhiều” - ông Nguyễn Chí Đoàn chia sẻ.

Trong đó, tại các bộ phận “một cửa” quận, huyện, sở, ngành… hệ thống camera giám sát cán bộ công chức khi giao tiếp, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân đều được đồng bộ. Cùng đó, Thành phố cũng thường xuyên thanh tra, kiểm tra công vụ đột xuất để chấn chỉnh. “Rất mong người dân tích cực phản ánh nếu gặp hiện tượng nhũng nhiễu của cán bộ công chức, giúp Thành phố xử lý kịp thời. Không phải hiện tượng phổ biến nhưng sẽ tạo hình ảnh không đẹp cho Thủ đô, cần sự vào cuộc của cả chính quyền, người dân, nhất là báo chí”- ông Phạm Tuấn Anh nói.

Quanh những dịch vụ công trực tuyến tỷ lệ người dân tham gia chưa cao, ông Nguyễn Chí Đoàn (Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội) cho biết, đây là một trong những khó khăn trong quá trình thực hiện dịch vụ công của thành phố. Và nguyên nhân xuất phát từ việc một bộ phận người dân chưa quen, một phần do đối tượng giao dịch của dịch vụ công đó chủ yếu là người có tuổi nên không thành thạo về công nghệ thông tin.

“Một trong những khó khăn là có những dịch vụ công có tỉ lệ người dân tham gia không được nhiều. Nhiều người dân chưa quen hoặc hoặc các đối tượng tham gia giao dịch là những người có tuổi, chưa tiếp cận đến với công nghệ. Do đó việc khai thác dịch vụ công không được nhiều” - ông Nguyễn Chí Đoàn chia sẻ.

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, để khắc phục tình trạng trên, giải pháp sắp tới, cần các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin tuyên truyền, trực tiếp là tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp. Đại diện Sở Nội vụ Hà Nội cũng nhấn mạnh, trong giai đoạn 2021 - 2026, Thành phố xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Bởi vậy, việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và cung ứng dịch vụ công, xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh được Hà Nội coi là giải pháp đột phá để hiện đại hóa hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, là cơ sở để tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính các cấp.

Phạm Thảo

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này