Cần tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng

11:05 | 06/12/2019
(LĐTĐ) Tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng chủ yếu ở 2 nhóm tội phạm tham nhũng, chức vụ và xâm phạm sở hữu. Tính chất, hậu quả của tội phạm và những vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng là nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước, thiệt hại cho các tổ chức tín dụng,…
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang Giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang 8 điểm nổi bật trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 2017
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng dịp nghỉ lễ 2.9
can tang cuong thanh tra giam sat hoat dong ngan hang
Vụ xét xử liên quan đến Ngân hàng Đông Á. (ảnh minh họa- CTV)

Theo thông tin của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, trong 3 năm qua (từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2018), Viện Kiểm sát nhân dân 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã thụ lý, giải quyết nhiều vụ án liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Cụ thể, đối với án sơ thẩm (cấp tỉnh), đã thụ lý tổng số 721 vụ án, đã giải quyết 626 vụ; án phúc thẩm, đã thụ lý tổng số 203 vụ, đã giải quyết 172 vụ; án giám đốc thẩm, tái thẩm đã thụ lý tổng số 107 vụ án, đã giải quyết 96 vụ. Về cơ bản, trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã cơ bản làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, góp phần tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh các tổ chức tín dụng hoạt động có uy tín, hiệu quả thì cũng có một số tổ chức tín dụng còn buông lỏng quản lý dẫn đến các đối tượng trong và ngoài tổ chức tín dụng thực hiện hành vi chiếm đoạt hoặc gây thất thoát tài sản của Nhà nước, của tổ chức tín dụng. Các hành vi vi phạm đó là nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, vi phạm, tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Cũng theo Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng chủ yếu ở 2 nhóm tội phạm tham nhũng, chức vụ và xâm phạm sở hữu. Tính chất, hậu quả của tội phạm và những vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng là nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước, thiệt hại cho các tổ chức tín dụng (đặc biệt là các đại án lớn, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng), làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tài chính, sự quản lý, điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng và làm ảnh hưởng đến sự lành mạnh, ổn định của thị trường tiền tệ.

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã phân tích các vụ án cụ thể, tổng hợp các dạng tội phạm và vi phạm cơ bản phát sinh trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Cụ thể, là các nhóm hành vi chiếm đoạt tài sản của tổ chức tín dụng; nhóm hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng gây thất thoát tài sản của tổ chức tín dụng,…

Theo ông Nguyễn Huy Tiến – Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thời gian qua, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng là do thiếu cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp, tập đoàn lợi dụng; việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng triển khai còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, bất cập.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng như giúp cho việc giải quyết các vụ án trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng đạt hiệu quả, theo ông Nguyễn Huy Tiến ngoài việc hoàn thiện pháp luật thì Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thường xuyên tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện và cụ thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, cần có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng, phải là người có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng; giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; giữa ngân hàng với cơ quan tiến hành tố tụng địa phương.

Mặt khác, việc đấu tranh với các loại vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng gặp khó khăn do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau; đội ngũ kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán chưa được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này; công tác giám định còn kéo dài,…

Để việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng như giúp cho việc giải quyết các vụ án trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng đạt hiệu quả, theo ông Nguyễn Huy Tiến ngoài việc hoàn thiện pháp luật thì Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thường xuyên tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện và cụ thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, cần có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng, phải là người có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng; giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; giữa ngân hàng với cơ quan tiến hành tố tụng địa phương. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến tín dụng, ngân hàng.

Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp cũng phải được nâng cao, trong đó phải được đào tạo, bồi dưỡng về các loại tội phạm liên quan đến tín dụng, ngân hàng và kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến lĩnh vực này. Viện kiểm sát cần tập hợp các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng để kiến nghị giúp ngân hàng có biện pháp khắc phục.

H. Phong

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này