Nét đẹp văn hóa từ khu dân cư

15:30 | 26/11/2019
(LĐTĐ) Lâu nay, nói về người Hà Nội, người ta thường nhớ đến hai câu thơ: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Hình ảnh người Hà Nội luôn gắn với vẻ đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến với những đặc thù riêng. Ngày nay, dù có những lúc văn hóa truyền thống bị tác động bởi lối sống mới nhưng người Hà Nội luôn ý thức gìn giữ nét truyền thống để hài hòa với nếp sống văn minh, hiện đại.
net dep van hoa tu khu dan cu Thông điệp bảo vệ môi trường từ những bức bích họa
net dep van hoa tu khu dan cu Thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên: Sôi nổi ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở tiểu khu
net dep van hoa tu khu dan cu Tập huấn phòng cháy chữa cháy trong cộng đồng dân cư

Những cách làm sáng tạo

Là nông dân chất phác, bà Đỗ Thị Tỵ, Tổ dân phố Xuân Nhang 1, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn dành tình cảm và trách nhiệm với cộng đồng. Từng bị mọi người gọi là “người dở hơi” nhưng không vì thế, bà giảm nhiệt huyết, dần dần nhiều người cũng thay đổi suy nghĩ, càng quý mến bà hơn.

net dep van hoa tu khu dan cu
Ngõ 2E, phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) được người dân nơi đây cải tạo, trang trí và đặt tên là Ngõ hoa Dạ Yến Thảo

Bà Tỵ chủ động vận động tuyên truyền nhân dân trong địa bàn đoàn kết thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm túc quy ước của tổ dân phố. Theo đó, trong cuộc sống hàng ngày, cư dân nơi đây luôn thể hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự đô thị. Chính sự đoàn kết, đồng lòng đã tạo nên một khu dân cư văn hóa, văn minh của Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, khi Tổ dân phố Xuân Nhang 1 triển khai bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng đến người dân, bà Đỗ Thị Tỵ đề xuất với Tổ trưởng Tổ dân phố và Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ sao chụp nội dung bộ Quy tắc để phát tới từng hộ dân. Bà cũng tình nguyện đến từng gia đình vận động mọi người đọc để ghi nhớ bộ Quy tắc. Bà còn đề xuất đưa quy tắc ứng xử nơi công cộng vào cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” ở tổ dân phố.

Mỗi sáng, bà cùng các con ra quét dọn ngõ phố ở gần nhà và vận động người dân cùng tham gia. Nhiều người thấy việc làm trên rất có ý nghĩa nên hưởng ứng làm theo. Tuyến ngõ chạy qua tổ dân phố dài trên 300 mét luôn đoạt giải cao trong cuộc thi “Tuyến đường xanh - sạch - đẹp” do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm tổ chức.

Cùng chung sự đoàn kết, gắn bó với người dân trong khu dân cư, ông Nguyễn Văn Tuấn (Bí thư Chi bộ khu dân cư số 3, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) cho biết: Để phong trào thi đua đạt hiệu quả cao, sau khi ở phường quán triệt triển khai bộ Quy tắc ứng xử, về Chi bộ ông cùng các cán bộ trong khu dân cư đưa đó thành một nội dung chính trị của Chi bộ, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài trong công tác lãnh đạo của Chi bộ.

“Chúng tôi họp triển khai trong khu dân cư, in ấn một cách khái quát tất cả những nội dung của 2 bộ Quy tắc ứng xử đem dán ở những nơi công cộng, ở những phòng họp, phát cho những người đứng đầu ở các tổ chức đoàn thể, soạn thảo một số nội dung tóm tắt mang tính cam kết, phát đến từng hộ dân. Trong các hội nghị ở khu dân cư chúng tôi thường kiểm tra lẫn nhau, uốn nắn trong hội nghị, từ cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử với nhau, giải quyết nội bộ các bức xúc, không để mâu thuẫn kéo dài. Qua những việc làm đó chúng tôi nhận được những kết quả tích cực, ý thức trách nhiệm của mọi người dân được tăng rõ rệt”, ông Tuấn nhấn mạnh cách làm tiêu biểu mà khu đã triển khai, đem lại nhiều kết quả khả quan.

Để các phong trào đi vào chiều sâu

Để tạo nếp sống văn hóa mới trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều mô hình văn hóa, các phong trào văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Ngoài các mô hình làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa, nhiều nơi còn thực hiện phong trào làm sạch ngõ xóm vào sáng thứ 7, hình thành con đường bích họa, con đường nở hoa... Các phong trào đã tạo được sự lan tỏa ở nhiều khu phố, xóm làng và được từng địa phương áp dụng vào thực hiện một cách bài bản, có chiều sâu.

net dep van hoa tu khu dan cu
Từ sự trang trí đó, con ngõ tuy nhỏ nhưng đầy hoa và cây xanh khiến không gian trở nên yên bình

Từng có dịp qua ngõ 2E, phố Dịch Vọng (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), điều tôi ấn tượng là những người dân sinh sống tại đây cùng nhau cải tạo, trang trí để biến con ngõ nhỏ thành nơi đáng sống. Nghe kể, trước ngõ 2E là đường đất, rộng hơn 3m và đã bị lấn chiếm chỉ còn đủ cho hai chiếc xe đạp tránh nhau. Do nhà nào cũng mang bếp than ra ngõ, quây tạm bợ xung quanh để đun nấu, tránh nắng mưa và tránh khí thải độc hại vào nhà.

Mọi chuyện đổi khác từ khi quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội có chủ trương vận động người dân xây dựng cảnh quan khu dân cư, môi trường sống sạch đẹp, văn minh. Nhắc chuyện này, bà Nguyễn Thị Sử, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 10 cho biết, chỉ sau một thời gian ngắn người dân quanh khu vực cùng bắt tay vào việc, ngõ 2E đã được dọn dẹp sạch sẽ, mặt ngõ được đổ bê tông toàn bộ. Khu nền đất ruộng cũ ở cuối ngõ được cải tạo thành sân chơi chung rộng hơn 1.000m2 với các thiết bị tập thể dục do UBND phường đầu tư lắp đặt và nhiều hoa tươi được trồng mới. Không chỉ vậy, với tinh thần cộng đồng người dân ở đây tiếp tục chung tay biến con ngõ nhỏ thành không gian sống đẹp và ấn tượng.

Nét đẹp người Hà Nội dù cách thức người dân mỗi nơi thể hiện khác nhau song nó vẫn lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực trong đời sống cộng đồng. Và hơn hết việc chung tay xây dựng văn hóa chẳng ở đâu xa, có thể bắt đầu ngay từ những điều giản dị, khi người dân, chính quyền cùng chung sức đồng lòng.

Theo đó, những bức tường gạch thô ráp đã được trát vữa, láng mịn, một phần được gắn bình gốm trồng hoa, phần lớn còn lại được cư dân của ngõ nhận vẽ trang trí. Cứ thế, con ngõ nhỏ dần trở nên phong quang, sạch đẹp và là địa điểm để người dân gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, gắn kết tình làng nghĩa xóm sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Các gia đình vui vẻ, phấn khởi, tình đoàn kết khu phố được củng cố. Nhiều hộ còn tiên phong trồng cây xanh trước cửa nhà để làm đẹp thêm không gian sống.

Còn tại thôn Thượng Phúc (xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh) sau gần hai năm triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng đến nay, nhận thức, hành vi của người dân trên địa bàn thôn đã thay đổi, xuất hiện nhiều mô hình hay. Đến Thượng Phúc hôm nay, con đường dẫn vào thôn được trải bê tông sạch sẽ, hai bên đường được trồng hoa với đủ sắc màu rực rỡ. Thôn đã dành 1,1ha đất để xây dựng khu văn hóa cộng đồng, bao gồm nhiều hạng mục: Nhà văn hóa, sân vận động, trường mầm non, đình làng, bãi đỗ xe, vườn ươm cây, khu công viên cây xanh với sắc hoa rực rỡ, hệ thống chiếu sáng đồng bộ, hiện đại…

Thôn Thượng Phúc được đánh giá cao về mô hình xây dựng tiểu công viên sáng - xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt, thôn còn xây dựng trên 3km đường hoa, trên 80% cổng nhà có hoa. Ngoài kinh phí đầu tư của huyện Đông Anh, nhân dân trong thôn tự nguyện đóng góp công sức để xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, các công trình an sinh xã hội với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Bốn hộ trong thôn đã tự nguyện hiến đất thổ cư và đất liền kề để làm đường, nhờ đó, 100% đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa, sạch đẹp.

Qua những hành động cụ thể đó, dễ dàng nhận thấy, nét đẹp người Hà Nội dù cách thức người dân mỗi nơi thể hiện khác nhau song nó vẫn lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực trong đời sống cộng đồng. Và hơn hết việc chung tay xây dựng văn hóa chẳng ở đâu xa, có thể bắt đầu ngay từ những điều giản dị, khi người dân, chính quyền cùng chung sức đồng lòng.

Nguyễn Hoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này