90% số bệnh nhân lao mới và tái phát được điều trị hiệu quả

(LĐTĐ) Trong những tháng đầu năm 2019, Chương trình chống lao quốc gia đã phát hiện 50.645 bệnh nhân lao các thể, đạt tỷ lệ phát hiện khoảng 52/100,000 dân và điều trị thành công cho trên 90% số bệnh nhân lao mới và tái phát phát hiện được.
90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua Đầu tư chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững
90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua Công đoàn Bệnh viện Phổi Trung ương: Đơn vị đạt thành tích xuất sắc toàn diện
90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua Quỹ PASTB hỗ trợ bệnh nhân ngoại quốc đầu tiên chiến thắng bệnh lao

Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2019, do Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức sáng 30/8, tại Hà Nội.

90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Trong thời gian qua, Chương trình chống Lao quốc gia Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, Chương trình vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%.

Mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và củng cố. Hiện nay 48 trên 63 tỉnh, thành trên toàn quốc đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Lao và bệnh phổi. Chương trình chống lao đã tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới phối hợp với các đối tác như: Bộ Công an; Cục phòng chống HIV/AIDS; Tổ chức Y tế thế giới.... các Bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhiều đối tác khác như Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Cục Y tế - Bộ Công an.

Tổ chức các đối tác Phòng chống lao cùng với Chương trình chống lao quốc gia đã phát huy vai trò và hiệu quả trong tháng hành động phòng chống lao, công tác huy động xã hội, với nhiều hình thức: Mít tinh diễu hành, truyền thông trên nhiều kênh thông tin (báo đài, phát thanh truyền hình).

Đặc biệt, trong hoạt động phát hiện bệnh nhân lao: Theo số liệu phát hiện của Chương trình chống lao quốc gia có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù số bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn học giảm nhẹ (357 ca), tuy nhiên số bệnh nhân không có bằng chứng vi khuẩn học và lao ngoài phổi lại tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 lần lượt là 921 và 252 trường hợp.

Hoạt động điều trị: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát được duy trì ở mức cao (87,1%), đạt chỉ tiêu của Tổ chức y tế thế giới tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu Chương trình chống lao đã đề ra là trên 90%. Đặc biệt, một số tỉnh có tỷ lệ điều trị khỏi cao như Hà Nội (94,6%), Quảng Ngãi (94,9%) và Hậu Giang (97,6%). Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2(3) tháng điều trị của bệnh nhân trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 87,6%.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu Chương trình chống lao đã đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Dịch tễ lao ở Việt nam còn cao, xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu.

Cung ứng sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều khó khăn. Cung ứng Xpert gián đoạn dẫn đến việc sàng lọc và phát hiện hạn chế. Cung ứng thuốc chưa đầy đủ và kịp thời (do việc tiếp nhận thuốc từ Hợp đồng mua sắm năm 2018 bị chậm hơn nhiều so với kế hoạch dẫn tới thiếu cục bộ một số thuốc như Lzd, Cfz, Mfx). Chậm tiến độ mua sắm Hain test.

90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua
Nhiều tập thể, cá nhân được trao giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi lần thứ VI, năm 2019.

Công tác phối kết hợp trong hoạt động phối hợp y tế công – tư vẫn còn hạn chế. Mặc dù hầu hết các tỉnh đã tham gia triển khai, tuy nhiên mức độ còn khác nhau, sự đóng góp vào phát hiện bệnh nhân lao có tỉnh còn rất thấp. Sự gắn kết giữa các cơ sở y tế công-tư còn chưa thật sự khăng khít do nhiều yếu tố như sự phản hồi hai chiều chưa được thường xuyên, kinh phí hỗ trợ cho y tế tư không có trong khi các cơ sở y tế tư rất ngại ghi chép báo cáo mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến thu nhập của họ

Bên cạnh đó, sự hợp tác để phát hiện lao trẻ em giữa Chương trình chống lao quốc gia và các cơ sở nhi khoa ở tỉnh và huyện chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Địa bàn triển khai rộng, thiếu cán bộ cả về số lượng và năng lực.

Công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn như: Thiếu nguồn nhân lực có chất lượng; chưa sử dụng hiệu quả trang thiết bị chẩn đoán và điều trị lao,.... Trong khi đó, tỷ lệ bệnh lao, lao kháng đa thuốc, HIV trong trại giam cao, công tác phát hiện còn thấp.

Ngoài ra, việc thay đổi mô hình tổ chức y tế tại tuyến tỉnh, huyện có ảnh hưởng không nhỏ tới Chương trình chống lao như thay đổi cán bộ làm công tác chống lao, đơn vị mới chưa ổn định nên việc triển khai hoạt động Chương trình chống lao gặp khó khăn, tâm lý cán bộ làm công tác chống lao không ổn định…

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Chương trình chống lao đã tích cực triển khai các hoạt động theo kế hoạch đề ra với Bộ Y tế và nhà tài trợ và đã đạt những kết quả khả quan. Chương trình chống lao quốc gia đã phát hiện 50.645 bệnh nhân lao các thể, đạt tỷ lệ phát hiện khoảng 52/100,000 dân và điều trị thành công cho trên 90% số bệnh nhân lao mới và tái phát phát hiện được.

Ước tính cả năm Chương trình sẽ đạt được 100% các chỉ tiêu đã đặt ra với Chính phủ và Bộ Y tế về tỷ lệ phát hiện và điều trị thành công cho bệnh nhân lao, duy trì củng cố mạng lưới chống lao, đảm bảo chất lượng hoạt động Chương trình chống lao trong bối cảnh cơ cấu lại tổ chức tại một số tỉnh, thành phố chưa có bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi.

Phát biểu tại Hội nghị, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt Bộ biểu dương và ghi nhận những kết quả mà Chương trình chống lao đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, cũng như những đóng góp của Chương trình chống lao trên trường Quốc tế, góp phần nâng cao vị thế uy tín của ngành Y, cũng như hình ảnh chung của Việt Nam đối với quốc tế.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng yêu cầu Chương trình chống lao cần tập trung vào một số số định hướng, nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng và hoàn thiện Chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030, để Ủy ban xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành.

Đặc biệt, cần phối hợp cùng Bộ Y tế vận động ngân sách Chính phủ cấp cho Chương trình chống lao đủ để mua thuốc chống lao cho toàn bộ các bệnh nhân lao được chẩn đoán, điều trị trong năm 2019 – 2020.

Bên canh đó, về hậu cần thuốc và trang thiết bị Chương trình chống lao cần phải chuẩn bị tốt cho việc chuyển đổi nguồn kinh phí từ nhà nước sang sử dụng kinh phí bảo hiểm y tế cho thuốc chống lao. Tiếp tục duy trì việc mua sắm cung ứng tập trung, nhưng sẽ đòi hỏi các địa phương về hệ thống ghi chép chuẩn mực hơn, thì mới đáp ứng được yêu cầu thanh toán của bảo hiểm y tế. Mua sắm cung ứng cần làm chuyên nghiệp không để thiếu thuốc, vật tư y tế ảnh hưởng đến quy trình vận hành khám, phát hiện và điều trị cho bệnh viện.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế: Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam ra đời đã vận hành rất hiệu quả, như một cơ chế bền vững cho bệnh nhân lao nghèo.

Tại sự kiện Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh lao (24/3), Chương trình chống lao đã phát động nhắn tin ủng hộ Qũy chiến thắng bệnh lao. Chỉ sau 2 tháng phát động, chương trình nhắn tin ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đã cán đích với 425.304.000 đồng, tương ứng với 23.628 tin nhắn. Đây là một kết quả khả quan cho thấy sự quan tâm của cả cộng đồng tới những người bệnh lao đang được lan tỏa từng ngày.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương và các chính sách liên quan, sáng nay (16/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thứ Năm - ngày 18/4/2024, tức ngày 10/3 Âm lịch là ngày nghỉ lễ (Giỗ tổ Hùng Vương). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4/2024 sẽ được thực hiện vào thứ Tư - ngày 17/4/2024.
Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tương ứng với mỗi trường hợp là mức cộng điểm ưu tiên khác nhau.

Tin khác

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa tử vong thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).
Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Vừa qua, ba học viên người nước ngoài đến từ các nước Anzerbaijan và Ấn Độ đã đăng ký tham gia khóa học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

(LĐTĐ) Sau 2 tuần tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông, bé trai mắc hội chứng thận hư kháng steroid bị rơi vào biến chứng nguy kịch với huyết khối toàn bộ tĩnh mạch.
Cứu sản phụ chảy máu ồ ạt do tai biến sản khoa nguy hiểm

Cứu sản phụ chảy máu ồ ạt do tai biến sản khoa nguy hiểm

(LĐTĐ) Sản phụ 36 tuổi chảy máu ồ ạt, huyết áp giảm, nhịp tim nhanh, sốc, được chẩn đoán tắc mạch ối, tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
Cụ bà phải khâu gần 70 mũi do bị chó hàng xóm tấn công

Cụ bà phải khâu gần 70 mũi do bị chó hàng xóm tấn công

(LĐTĐ) Ngày 9/4, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân nữ, 68 tuổi (Đông Anh, Hà Nội) bị chó nhà hàng xóm tấn công.
Xem thêm
Phiên bản di động