20.000 lao động sẽ đi làm việc tại Lào: Cơ hội trên đất mới

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TBXH), cùng với việc gia tăng các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt tại Lào trong thời gian gần đây đã mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này. Dự kiến, năm 2015, có khoảng 20.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động VN, thị trường Đông Nam Á, trong đó có Lào, trước kia chỉ là “điểm phụ” để giải quyết vấn đề số lượng cho các DN XKLĐ vì chi phí rẻ, dịch vụ gần như bằng không. Sau khủng hoảng thị trường Trung Đông do bất ổn về chính trị, thì thị trường Lào trở nên hấp dẫn với lao động trình độ cao , cạnh tranh ở các ngành thế mạnh của Việt Nam như: Kỹ sư nông- lâm nghiệp, xây dựng, cơ khí, tiêu dùng ... với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khai khoáng, nông lâm nghiệp và tiêu dùng đang ngày càng mở rộng. Đánh giá về dạng tuyển dụng lao động theo công trình nêu trên, ông Nguyễn Xuân An, Tổng thư ký Hiệp hội XKLĐ Việt Nam (VAMAS) cho rằng, đó là một trong 4 dạng XKLĐ hiện nay tại Việt Nam. Ngoài các hình thức như xuất khẩu thông qua các công ty dịch vụ XKLĐ; hình thức các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại nước sở tại và có nhu cầu tuyển lao động Việt Nam; hình thức lao động tự đi thì việc các doanh nghiệp trong nước trúng thầu tại nước ngoài có nhu cầu tuyển lao động cũng là một dạng xuất khẩu  lao động.

Ông Dương Đức Mạnh (Giám đốc đào tạo Công ty XKLĐ TXM) cho biết: “Khách hàng của chúng tôi thường xuyên tuyển nhân viên bán hàng, tiếp thị, điện thoại viên tại Lào, chỉ cần lao động giỏi tiếng Việt và biết tiếng Anh giao tiếp, ưu tiên người biết tiếng Hoa. Đây là thị trường mới nhưng gần gũi với văn hóa tiêu dùng người Việt, phù hợp với lao động mới vào nghề, xem như bước trải nghiệm thực tập hiệu quả. Lao động giỏi sẽ được đào tạo trở thành nhân viên khai thác thị trường tại bốn nước khu vực gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Đông Timor. Điều kiện ăn ở và đi lại được các công ty lo trọn gói với thu nhập thỏa thuận theo trình độ và vị trí ứng tuyển”.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào (AVIL), mức thu nhập bình quân của lao động phổ thông Việt Nam làm việc tại Lào khoảng 250 USD/tháng; lao động kỹ thuật 500 USD/tháng. Ngoài chế độ tiền lương, người lao động cũng được thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ nghỉ phép, lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào. Theo AVIL, trong 13.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại Lào, thì Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có 6.900 lao động, Tập đoàn Cao su có gần 1.000 lao động, Tập đoàn Sông Đà khoảng 600 lao động...  Nhìn chung, sự có mặt của lao động Việt Nam tại Lào đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, giao thông, thu hoạch mùa màng, dịch vụ, đặc biệt ở những công trình, dự án lớn của Lào.

Ngoài số lao động VN đi làm việc tại Lào theo các kênh chính thống, còn một lượng lao động Việt Nam đi làm việc tự do mang tính thời vụ của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Theo báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An, những năm gần đây, mỗi năm Nghệ An có 5.000 – 6.000 lao động tự do đi làm việc tại Lào, chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác, nông nghiệp, buôn bán nhỏ.  Thu nhập bình quân của những lao động này khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, số lao động có việc làm ổn định, mang tính lâu dài chỉ chiếm  30%; số lao động còn lại làm việc  mang tính mùa vụ. Đại diện Sở LĐTBXH Nghệ An cho biết, do đi làm việc theo dạng lao động tự do, thời vụ nên sau 3 tháng ở Lào, họ lại quay về các cửa khẩu ở Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh trở lại.

Để hợp thức hóa việc đưa lao động Việt Nam sang Lào làm việc,  hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào vào ngày 29/6/1995 và Nghị định thư sửa đổi bổ sung ngày 8/4/1999. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy Hiệp định hợp tác lao động và nghị định thư đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy,  hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào mới, đã điều chỉnh được các hình thức lao động phù hợp với thực tế, quy định cụ thể về thủ tục xin cấp giấy phép lao động, đăng ký lưu trú, các loại phí liên quan, chế độ bảo hiểm, y tế, xử lý tranh chấp...  Hiệp định gồm 7 chương, 21 điều được xây dựng trên cơ sở tôn trọng pháp luật của cả hai nước sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp dịch vụ của hai quốc gia tiến hành đưa lao động của nước này sang làm việc tại nước kia. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hòa mong muốn các cơ quan liên quan của Lào sẽ ngày càng quan tâm tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam tại Lào. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm thích đáng trong việc hợp tác, hỗ trợ đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.

H.Thành- H. Bình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức kỳ thi nâng nâng ngạch công chức năm 2023 tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh).
Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, số lao động nộp hồ sơ và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng từng năm nhưng số người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) về hỗ trợ đào tạo nghề lại đang có xu hướng giảm.
Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024 với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa”.
Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thanh Trì luôn chú trọng phát huy nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đồng hành và giúp nông dân xã Hữu Hòa duy trì, phát triển sản phẩm miến dong, bánh đa của làng nghề.
Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Cùng với cuộc đua vào đại học, thời gian này, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mùa tuyển sinh cũng bắt đầu được khởi động. Nhằm thu hút người học và bắt kịp nhu cầu mới của thị trường lao động, hầu hết các cơ sở dạy nghề đều tăng nhu cầu tuyển sinh ở những ngành “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới, nhất là ở những nhóm ngành mà thị trường lao động đang “khát” nhân lực.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động