Xứng đáng là "mạch máu kinh tế"

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về “Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan” thì Thủ đô Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, tạo nên sự gắn kết giữa các khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và làm cho Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
phat trien manh me ve ha tang giao thong Hạ tầng giao thông “đuối hơi” so với sự phát triển của phương tiện
phat trien manh me ve ha tang giao thong Kỳ 2: Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
phat trien manh me ve ha tang giao thong Đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội

Hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ

Sau khi hợp nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô đã và đang được đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại. Chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông tăng khoảng 0,28% đất đô thị/năm, theo đó, năm 2010 (đạt 7%), năm 2015 (đạt 8,65%) đến năm 2017 (đạt khoảng 9,2%).

Mạng lưới đường bộ do thành phố quản lý là 1,989,886 km, toàn bộ đã được đầu tư mặt đường kiên cố, duy trì và đảm bảo an toàn giao thông; đường huyện là 1,668,34 km đã cơ bản được đầu tư mặt đường kiên cố; đường xã là 10,343,86 km cơ bản đã được cứng hóa đảm bảo dân sinh và phát triển kinh tế của địa phương.

phat trien manh me ve ha tang giao thong
Hạ tầng giao thông Thủ đô đang ngày càng phát triển.

Đặc biệt, trong 10 năm qua, thành phố Hà Nội đã hoàn thành được 223km đường xây mới; tổ chức xây dựng và hoàn thành 3 cây cầu lớn (cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Thịnh); xây dựng mới 09 cầu vượt nhẹ trực thông tại các nút giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông như: Cầu vượt nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, cầu vượt nút giao Chùa Bộc – Thái Hà, cầu vượt nút giao Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt, cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã, cầu vượt nút giao Trần Khát Chân – Kim Ngưu, cầu vượt nút giao trung tâm quận Long Biên, cầu vượt nút giao thông Nam Hồng huyện Đông Anh, cầu vượt nút giao Nguyễn Khoái, cầu vượt nút giao Cổ Linh; xây dựng mới 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 8 hầm chui cơ giới, 68 hầm chui dân sinh.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về “Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, thành phố Hà Nội đã hoàn thành được 223km đường xây mới; tổ chức xây dựng và hoàn thành 3 cầu lớn (cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Thịnh); xây dựng mới 09 cầu vượt nhẹ trực thông tại các nút giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng mới 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 8 hầm chui cơ giới, 68 hầm chui dân sinh.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện “Chương trình tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2021, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, về giao thông đường bộ sẽ cơ bản khép kín các tuyến đường vành đai bao gồm vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5; hoàn thành hệ thống cầu vượt sông Hồng và một số trục đường hướng tâm…

Về đường sắt đô thị, phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công 02 tuyến đường sắt đô thị gồm tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội), khởi công tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi)… Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BT như đường trục phát triển phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A, đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, huyện Thanh Trì…

Phát triển hạ tầng xe buýt kết nối nội - ngoại thành

Trước khi mở rộng địa giới hành chính, mạng tuyến buýt trên địa bàn TP Hà Nội có 60 tuyến buýt (bao gồm 940 xe vận hành), địa bàn Hà Tây có 8 tuyến xe buýt (bao gồm 115 xe vận hành). Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, tính đến tháng 5/2018, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội đã phát triển lên trên 110 tuyến, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm, khu công nghiệp.

Bên cạnh việc mở mới các tuyến và nhánh tuyến xe buýt, việc điều chỉnh hợp lý lộ trình, mở rộng vùng phục vụ của các tuyến xe buýt nhằm kết nối các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học và các vùng chưa có buýt phục vụ… cũng luôn được thành phố quan tâm triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Cụ thể, năm 2014, điều chỉnh mở rộng vùng phục vụ đối với 11 tuyến buýt nhằm phục vụ nhân dân các khu vực Xuân Giang (Sóc Sơn), Thị xã Sơn Tây… Năm 2015 mở rộng vùng phục vụ đối với 08 tuyến tới các khu vực như thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên), xã Hồng Vân (Thường Tín), tuyến số 20C qua khu vực đê Hồng Hà phục vụ nhân dân các xã thuộc huyện Đan Phượng, Phúc Thọ… Năm 2016, mở rộng vùng phục vụ, hợp lý hóa luồng tuyến đối với 14 tuyến và nhánh tuyến nhằm phục vụ nhân dân các xã Phúc Tú, Tân Dân (huyện Phú Xuyên), xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn), xã Thạch Đà, KCN Quang Minh (huyện Mê Linh)…

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội đã phát triển lên trên 110 tuyến, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm, khu công nghiệp. Tính đến tháng 4/2018, hạ tầng xe buýt gồm 3.123 điểm dừng, 365 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 96 điểm đầu cuối, 12,9km đường dành riêng cho xe buýt…

Liên tục trong 10 năm qua, hệ thống hạ tầng xe buýt luôn được thành phố Hà Nội quan tâm, đầu tư phát triển thông qua Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, hệ thống hạ tầng xe buýt thường xuyên được duy tu, duy trì cùng với đầu tư mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt. Tính đến tháng 4/2018, hạ tầng xe buýt gồm 3.123 điểm dừng, 365 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 96 điểm đầu cuối, 12,9km đường dành riêng cho xe buýt…

Việc mở mới các tuyến buýt và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xe buýt trong giai đoạn vừa qua đã góp phần hoàn thiện, tăng cường tính kết nối của toàn mạng buýt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực ngoại thành vào trung tâm thành phố, từ đó giảm bớt áp lực phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội. Được biết, phấn đấu đến năm 2020 toàn thành phố tổ chức 16 làn đường ưu tiên cho xe buýt với tổng 133,8 km…

Thu hẹp khoảng cách nông thôn - đô thị

Hạ tầng giao thông được đầu tư, mở rộng nên đi từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đến các xã miền núi của huyện Ba Vì như Ba Trại, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài hay xã An Phú (huyện Mỹ Đức)... chỉ mất khoảng 1/3 thời gian so với những năm trước 2008. Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, hàng trăm kilômét đường liên thôn, liên xã, liên huyện đã được thành phố đầu tư xây dựng mới, mặt đường được mở rộng, thảm bê tông, nhựa phẳng lỳ thay những con đường đất đỏ, lồi lõm, trơn trượt, bụi bặm...

Và nếu như trước đây, hàng chục nghìn hộ dân ở các xã: Hữu Văn, Lam Điền, Hoàng Diệu, Phú Nam An... của huyện Chương Mỹ mong ước có cầu bắc qua sông Tích, sông Bùi, sông Đáy để rút ngắn thời gian, khoảng cách đi lại, phát triển kinh tế, xã hội... thì đến bây giờ mong ước đó đã được hiện thực hóa với sự xuất hiện của những cây cầu Hòa Viên, Văn Phương, Thuần Lương, Yên Trình, Đồng Mơ...

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối các khu vực, cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu mới về nhà ở đô thị cũng tăng cao. Phát huy tiềm lực và đón bắt cơ hội mới để đáp ứng nhu cầu nhân dân, Thủ đô Hà Nội đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân đang tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4) với các thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn; “Tặng sách hay - mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Với tinh thần “Đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, trong 2 ngày 16 - 17/4, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu chính thức.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 16/4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình "Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 13/5 sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động