Nhà báo Võ Thế Ái

Vượt lên số phận bằng bản lĩnh nghề báo

Nhiều người biết đến nhà báo Võ Thế Ái bởi ông từng là một phóng viên chiến trường và cũng là một trong những người đầu tiên được công nhận như là một phóng viên đầu tiên của Việt Nam Thông tấn xã (TTX). Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công với nghề, nhà báo Võ Thế Ái còn có một câu chuyện tình tuyệt đẹp và ý chí vượt lên số phận khắc nghiệt bằng tâm thế của người phóng viên chiến trường.
vuot len so phan bang ban linh nghe bao Cuộc hội tụ ấn tượng của nghề báo
vuot len so phan bang ban linh nghe bao Bảo vệ phụ nữ làm nghề báo

Những cánh thư không mỏi

Ở vào cái tuổi xưa nay hiếm (SN 1930), nhà báo Võ Thế Ái vẫn giữ được sự minh mẫn, sắc bén và nhanh nhẹn vốn có. Đặc biệt, khi chia sẻ về câu chuyện nghề, chuyện đời và chuyện tình giữa ông và người vợ của mình (nhà báo Nghiêm Thị Tú) chúng tôi cảm nhận được, thẳm sâu trong con người ông ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với nghề vẫn còn cháy bỏng và cũng trong sâu thẳm trái tim nhà báo Võ Thế Ái.

vuot len so phan bang ban linh nghe bao
Nhà báo Võ Thế Ái

Bên cạnh đó, bất cứ ai có dịp được trò chuyện với ông mới biết được tình yêu, tình cảm của ông dành cho vợ luôn rực cháy, (mặc dù bà đã về với thế giới bên kia và để lại ông một mình vào những ngày cuối đời này).

Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi ông kể, 15 chàng trai Võ Thế Ái tham gia cách mạng với nhiệm vụ là chiến sĩ liên lạc cho bộ đội Khu 5, đến năm 20 tuổi, ông được lựa chọn ra miền Bắc để chuẩn bị đi học tập ở nước ngoài. Thế nhưng, chiến thắng Biên giới (1950) đã giữ chân ông lại, vì thời điểm đó, cách mạng đang tập trung lực lượng chuẩn bị để chuyển sang thế phản công. Sau đó, Võ Thế Ái được điều về Nha thông tin, rồi chuyển sang công tác tại TTX và trở thành một trong những người đầu tiên của đội ngũ những người làm báo.

vuot len so phan bang ban linh nghe bao
Hai vợ chồng phóng viên chiến trường Võ Thế Ái và Nghiêm Thị Tú

Nói về mối lương duyên của mình với vợ, ông bảo, năm 1957, ông gặp và yêu cô gái Hà Thành tên là Nghiêm Thị Tú em ruột bà Nghiêm Thuý Băng (vợ cố nhạc sỹ Văn Cao) cùng làm việc tại TTX và kém ông 10 tuổi, một mối tình đẹp đi cùng năm tháng với bao nhiêu kỷ niệm.

Trong đó, kỷ niệm được ông trân trọng nhất đó chính là những bức thư Võ Thế Ái gửi cho người vợ thân yêu của mình, những lá thư sau này được ông xuất bản thành sách với tựa đề: Có một thời phóng viên như thế. Nhiều lá thư được ông đọc đi, đọc lại nhiều lần, thậm chí thuộc lòng cho đến tận bây giờ.

Câu chuyện về cuộc đời của nhà báo Võ Thế Ái qua lời kể của ông, ai cũng cảm nhận được những nỗi bất hạnh riêng tư. Qua câu chuyện ông kể, người nghe như thể được tiếp thêm sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của một phóng viên chiến trường.

Câu chuyện của ông không một lời than thân, trách phận, hay giận hờn, mà ông luôn thể hiện một tấm lòng cao cả, yêu đời, yêu nghề đến tận cuối cuộc đời.

Năm 1959, sau khi kết hôn với bà Nghiêm Thị Tú được gần 2 năm và có với nhau một con trai (lúc đó được 8 tháng tuổi – PV), nhà báo Võ Thế Ái nhận nhiệm vụ vào công tác ở Phân xã Khu 5 thuộc TTX. Tuy nhiên, nghĩ đến người vợ trẻ và đứa con thơ ông không khỏi lo lắng.

Ông kể, rời khỏi tổ ẩm của gia đình, bước xuống cầu thang bỗng dưng tôi thấy nghèn nghẹn trong cổ, nghĩ đến vợ con mà nước mắt như muốn trực trào. Lúc đó một suy nghĩ thoáng vụt qua trong tôi, liệu mình có còn được gặp lại vợ và con trai nữa hay không? Nghĩ vậy, tôi vờ quên đi để quay lại ôm hôn con và nhìn vợ thêm lần nữa… “Khi đó tôi biết vợ mình nén tiếng khóc, để tôi có thể yên tâm lên đường làm nhiệm vụ”, nhà báo Võ Thế Ái nhớ lại.

Lúc ông đi, bà mới 19 tuổi, hai năm làm vợ nhưng số ngày ở gần chồng đếm được trên đầu ngón tay. Những năm tháng xa nhau ông bà chỉ có thể chia sẻ nỗi nhớ, niềm thương thông qua những cánh thư. Thế nhưng, TTX đã có một cách kéo gần khoảng cách giữa họ lại khi giao cho bà Tú đọc “Bản tin đọc chậm” trên Đài tiếng nói Việt Nam và hướng vào miền Nam.

Khi nghe được giọng nói quen thuộc của vợ, nhà báo Võ Thế Ái đã viết ngay một lá thư thể hiện tất cả sự nhớ thương, trăn trở gửi về cho vợ, trong thư ông viết: “Anh ra đi vì nhiệm vụ, nhưng cũng vì em và con. Trong khi một phần đất nước còn đau khổ thì hạnh phúc của chúng ta không thể trọn vẹn được.

Chắc em đồng ý với anh như thế và hết lòng khuyến khích anh theo đuổi cuộc chiến đấu cho tới ngày thắng lợi. Lúc đó, chúng ta sẽ có hạnh phúc thật sự...Mấy ngày nay nghe bản tin đọc chậm trên đài phát thanh, có một giọng giống như giọng em. Nếu đúng thế thì thật là tuyệt…”.

Như một định mệnh, cuối năm 1965, bà Nghiêm Thị Tú được TTX điều vào Phân xã khu 5, nơi ông Ái cũng đang công tác, bà Tú gửi con lại cho người thân rồi hăng hái lên đường. Sau 4 năm cùng chồng trải qua những ngày tháng ác liệt tại chiến trường, năm 1969, bà Tú nhận được lệnh trở ra Bắc tiếp tục công việc. Thời gian này, những cánh thư lại thay ông bà gửi niềm thương, nỗi nhớ và động viên nhau vượt qua những tháng ngày khó khăn, vất vả.

Trọn tình thủy chung

Hai năm sau khi người vợ của mình trở ra Bắc, năm 1971, nhà báo Võ Thế Ái cũng được lệnh quay ra Hà Nội. Sau bao ngày xa cách, nhớ mong, những tưởng ông bà sẽ được sống và hưởng thụ trọn vẹn tình yêu, niềm hạnh phúc. Nhưng cuộc sống thật bất công, sóng gió lại tiếp tục đổ lên đầu vợ chồng nhà báo trẻ.

Khi đó, người con trai duy nhất của ông bà không may mắc phải căn bệnh viêm não Nhật Bản và để lại di chứng nặng nề. Mặc dù cố gắng chạy chữa khắp nơi, nhưng bệnh tình con trai ông không hề thuyên giảm, bất đắc dĩ ông bà đành gửi con vào bệnh viện thần kinh để chữa trị, một thời gian sau con trai ông mất…

Nhắc lại câu chuyện về gia đình, về người con trai tội nghiệp của mình, lần nào cũng vậy, nhà báo Võ Thế Ái đều không kìm được cảm xúc, ông bảo: “Sau khi con trai mất, vợ chồng tôi cũng không sinh thêm đứa con nào, bởi những năm tháng tham gia chiến trường, tôi nghĩ chắc chắn tôi và vợ đều bị nhiễm chất độc dioxin. Vì thế, chúng tôi không muốn sinh con ra, để rồi sau đó nhìn con bị phơi nhiễm mà mang tội với con và trở thành gánh nặng của xã hội…”.

Không còn người thân thích, năm 2012, hai ông bà quyết định rủ nhau vào Trung tâm bảo trợ xã hội 3 sống tiếp những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Lý giải về quyết định này ông Ái bảo, không phải ông bà không có nhà, hay cuộc sống khó khăn, vất vả, mà bởi quyết định vào Trung tâm để sống là do cả ông và bà đều muốn có thêm những người bạn già để chia sẻ và muốn có một không gian yên tĩnh để sống…

Vào Trung tâm ở được gần một năm thì bà Tú qua đời. Sau khi vợ mất, ông đã suy sụp rất nhiều, nhưng rồi ông nghĩ, mình cũng không sống được bao lâu nữa nên ông đã bán ngôi nhà của mình đi. Được bao nhiêu tiền ông dành làm từ thiện, rồi trả ơn nơi đã từng nuôi dưỡng người con trai đã mất của mình, để cảm ơn tấm lòng của họ, còn lại ông đóng cho Trung tâm xã hội 3 và tiếp tục ở lại…

Giờ đây, khi cuộc sống không còn người bạn đời bên cạnh, nhưng ngày ngày ông vẫn đều đặn tập thể dục trong khuôn viên, viết những bài báo cảm thấy cần phải viết, viết như thể ông muốn giải toả và kết nối với thế giới bên ngoài. Chia sẻ về cuộc sống tại Trung tâm, nhà báo Võ Thế Ái rất lạc quan cho biết, không có chỗ nào mình bằng lòng hoàn toàn, nhưng cũng không có nơi nào hoàn hảo cả. Ở đây, tôi có không gian riêng để sống, có những người bạn già để trò chuyện, sẻ chia.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.
Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Xem thêm
Phiên bản di động