Vùng ven đô thay áo mới

(LĐTĐ) Trong những ngày cuối tháng 4, chúng tôi rong ruổi trên nhiều con đường về vùng ngoại ô Hà Nội để được tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi thịt” đến ngỡ ngàng của những vùng đất xa, vùng đất khó. Vài năm trở lại đây, nhiều vùng quê đang dần chuyển mình khi kết hợp các mô hình nông nghiệp đem lại giá trị cao hơn, bộ mặt nông thôn cũng đang thay đổi từng ngày, giàu đẹp văn minh hơn.  
vung ven do thay ao moi Các bốt điện đồng loạt "thay áo" chào năm mới
vung ven do thay ao moi Cổng trường THPT Phan Đình Phùng “thay áo mới” với 28 bức tranh tường
vung ven do thay ao moi Thích thú ngắm hàng phong lá đỏ thay áo mới

Khi đất quê “trở mình” theo chân du lịch

Nằm ở vị trí xa nhất của thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì được biết đến là vùng đất còn nhiều khó khăn với địa hình chủ yếu là đồi núi. Trước khi sát nhập về Thủ đô, Ba Vì trong tiềm thức của nhiều người là con đường sỏi đá, dốc đồi quanh co, sỏi đá vô cùng khó đi, những ngôi nhà lụp xụp nằm im lìm phía dưới chân núi, hệ thống điện, đường, trường, trạm còn nhiều hạn chế, cuộc sống của người dân thiếu thốn trăm bề.

vung ven do thay ao moi
Người dân Ba Trại thu hoạch trên nương chè VietGAP kết hợp du lịch

Sau khi sát nhập về Hà Nội, hơn 10 năm qua, Ba Vì lại một lần nữa khiến người ta phải ngỡ ngàng mỗi khi nhắc đến vì sự đổi thay nhanh chóng của “miền đất hứa”. Thay vào khung cảnh tiêu điều, xác xơ là con đường bê tông rộng rãi, những ngôi nhà tầng xen giữa màu xanh bát ngát của núi rừng. Bên cạnh đó, cùng vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, Ba Vì trở thành điểm đến thu hút khách, nhờ vậy, đã có những xã nghèo trở mình thức giấc, thay đổi ngoạn mục khi gắn chặt nông nghiệp với sự phát triển của du lịch.

Chúng tôi tìm đến xã Ba Trại (một trong 7 xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện 15km) vào cuối tháng 4, trong thời tiết mát mẻ dễ chịu và đã bắt gặp những hàng chè xanh rì, cao ngang hông, thẳng tắp trải dài trên sườn đồi choán hết tầm mắt.

vung ven do thay ao moi
Nông dân Phù Đổng làm giàu nhờ bò sữa

Vài năm trở lại đây, bên cạnh giá trị sản lượng 3.706 tấn chè/năm đảm bảo ổn định đời sống người dân, cây chè Ba Trại đang dần hòa mình vào “ngành công nghiệp không khói” để mang lại giá trị lớn hơn cho địa phương. Theo lãnh đạo xã nhận định, việc phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Trại đã góp phần khơi dậy những tiềm năng phát triển du lịch ở các địa phương khác trong huyện. Đồng thời, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương, tiêu thụ hàng hóa, nông sản.

Khi chạy xe thôn 3, thôn 5,… của xã, phóng tầm mắt lên trên lưng chừng đồi, chúng tôi dễ dàng bắt gặp những đôi tay đang thoăn thoắt hái từng búp chè non. Người dân Ba Trại chia sẻ rằng, chẳng ai có thể tin nổi vùng đất trước kia “chỉ núi với chè” nay có thể trở thành điểm đến văn hóa, giáo dục của nhiều đoàn học sinh, du khách vào dịp lễ, ngày cuối tuần.

Theo Giám đốc HTX Ba Trại, hiện nay du khách đến với Ba Trại chủ yếu là học sinh ở nội thành Hà Nội, có em lần đầu đến đây tiếp xúc với cây chè, nhìn những vạt đồi nhấp nhô một màu xanh mướt vô cùng thích thú. Đây là cách giáo dục trực quan và hiệu quả, tạo sự yêu thích thiên nhiên cho các em.

Tuy nhiên mô hình du lịch cộng đồng ở Ba Trại không chỉ hướng tới đối tượng là học sinh mà còn đại đa số người dân. Ba Trại xác định phát triển cây chè gắn với việc phát triển du lịch sinh thái sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững của địa phương.

Dẫn chúng tôi qua những nương chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Ba Trại (HTX Ba Trại) Bùi Ngọc Kiên cho biết: Từ năm 2017, HTX Ba Trại bắt đầu triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng, đến nay đã có rất nhiều lượt khách đến đây.

Các đoàn khách sẽ có cơ hội được hướng dẫn viên là các xã viên của HTX trực tiếp giới thiệu về làng nghề chè. Đoàn sẽ đi thăm và trải nghiệm thực tế các công đoạn từ trồng, chăm bón, thu hái, chế biến đến pha trà, đặc biệt, khách sẽ được nghe các làn điệu dân ca, xem những bộ trang phục độc đáo của người Mường.

Theo Giám đốc HTX Ba Trại, hiện nay du khách đến với Ba Trại chủ yếu là học sinh ở nội thành Hà Nội, có em lần đầu đến đây tiếp xúc với cây chè, nhìn những vạt đồi nhấp nhô một màu xanh mướt vô cùng thích thú. Đây là cách giáo dục trực quan và hiệu quả, tạo sự yêu thích thiên nhiên cho các em.

Tuy nhiên mô hình du lịch cộng đồng ở Ba Trại không chỉ hướng tới đối tượng là học sinh mà còn đại đa số người dân. Ba Trại xác định phát triển cây chè gắn với việc phát triển du lịch sinh thái sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững của địa phương.

“HTX Ba Trại đã thực hiện liên kết với các công ty du lịch tổ chức đưa đoàn vào tham quan, trải nghiệm với mức phí là từ 20.000 – 25.000 đồng/người, khi phát triển mô hình này, người dân sẽ trực tiếp tham gia và thu lợi. Từ đó, sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống và giúp phần khẳng định thương hiệu chè Ba Trại.

Hơn hết, từ việc làm cụ thể chúng tôi xác định được những khó khăn về tiềm năng du lịch của địa phương để tìm cách khắc phục, trong tương lai Ba Trại sẽ thay đổi hơn nữa nhờ triển khai công trình lưu trú cho du khách đậm bản sắc vùng chè đang được xây dựng ”, ông Kiên vui vẻ chỉ tay về khu nhà nổi đang được xây dựng trên hồ cười nói, Trongtương lai gầnđây sẽ thành nơicho du khách nghỉ lại khi đến với Ba Trại.

Có thể nói, sự quan tâm của du khách, quyết tâm của người dân đã khiến Ba Trại có “sự chuyển mình” mạnh mẽ hơn so với trước đây. Cái mới đầu tiên có lẽ là hiệu ứng nông thôn mới đang diễn ra từ “cú hích” của cơn bão du lịch.

Là xã miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Ba Vì, xã Ba Trại có hệ thống giao thông phát triển đồng bộ, bê tông hóa hoàn toàn đường liên thôn đáp ứng được việc đi lại thuận tiện, đường nước sạch hợp chuẩn nông thôn, đường điện đến từng nhà, hai bên đường là hàng dài luống hoa nhiều màu đang khoe sắc, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của bà con vùng núi.

Các vùng sản xuất chè được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất cây chè theo hướng sạch và an toàn. Cùng với đó là thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, giá trị chè Ba Trại đang trên bước đường khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Không chỉ riêng nông nghiệp của Ba Trại, du lịch cũng trở thành “chất xúc tác” cho nhiều vùng ngoại đô khác của Hà Nội, không ít nghề truyền thống nhờ đó mà “vươn mình” phát triển mạnh mẽ. Trong đó có thể kể đến như các cơ sở sản xuất nón lá làng Chuông ở xã Phương Trung (huyện Thanh Oai) đã tìm ra hướng đi mới, phát triển nghề của làng. Bên cạnh việc sản xuất nón lá phục vụ thị trường trong nước, họ còn tập trung vào sản xuất các mặt hàng phục vụ du lịch, xuất khẩu kết hợp với khai thác du lịch trải nghiệm thu hút khách quốc tế đến tham quan.

Nhờ những cách làm đó, nghề làm nón của xã dần được khôi phục và có bước phát triển vững chắc, thay đổi diện mạo nông thôn, hơn thế nữa là nón lá đang trên đường tiến ra “biển rộng” đến gần hơn với bạn bè trên thế giới và tạo được sự ấn tượng với bất kì du khách nào đặt chân đến mảnh đất Kinh kỳ.

Xuôi về phía Nam cửa ngõ của Thủ đô, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) cũng là điểm sáng khi kết hợp trồng cây cảnh với du lịch sinh thái. Số lượng khách du lịch đến điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh ngày càng nhiều đem lại giá trị kinh tế lớn. Từ đó, những con đường liên thôn đẹp đẽ được xây dựng, đặt theo tên các loài hoa như Hoa Ban, Phượng Vĩ, Hoa Sưa, Chuông Vàng, Phượng Tím,... khiến người đến như lạc vào xứ sở hoa của Đà Lạt.

Nhà nhà theo nghề trồng cây cảnh, cũng từ đó nhiều hộ gia đình xây được nhà cửa khang trang, mua sắm đồ dùng hiện đại. Trong làng cũng lần lượt xuất hiện nhiều triệu phú, tỷ phú cây cảnh.Phát huy thành quả ban đầu, trong thời gian tới, Hồng Vân hướng đến mục tiêu đón được 1000 lượt khách du lịch quốc tế, 500.000 lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 50 tỷ đồng, qua đó đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Diện mạo môi trường nông thôn khởi sắc

Chẳng những phát triển du lịch đang khiến bộ mặt nông thôn thay đổi, vấn đề cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn cũng là bước đi trọng tâm của nhiều địa phương hướng tới nâng cao chất lượng sống của người dân. Thênh thang trên con đường về xã Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, nơi được xem là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa.

Nơi đây xưa kia vốn nổi tiếng là vùng trồng dâu nuôi tằm, bước vào thời kinh tế thị trường, nghề tằm không còn được trọng dụng nên mai một dần. Nhiều năm qua, người dân Phù Đổng đã tạo lập cuộc sống mới ngay trên chính quê hương mình, là̀m giàu bằng việc phát triển chăn nuôi bò sữa.

Nghề chăn nuôi bò sữa bắt đầu manh nha ở Phù Đồng từ năm 90 của thế kỷ trước, nhưng phải nhiều năm sau, chăn nuôi bò sữa nơi đây mới có những bước phát triển xứng đáng kể về cả quy mô và hiệu quả, đưa Phù Đổng trở thành một trong những nơi thu mua sữa lớn khu vực phía Bắc. Đàn bò xã Phù Đổng chủ yếu có nguồn gốc từ giống bò của Hà Lan, đã lai tạo qua 5 - 6 lần nhưng chất lượng bò giống và sữa vẫn tốt, số lượng sữa vắt trung bình 20 kg/con/ngày. Mỗi con bò từ khi bắt đầu đẻ đến 3 tháng sau, lượng sữa khai thác đều đặn.

Theo nhiều người dân tại Phù Đổng, nhờ nuôi bò sữa, bộ mặt nông thôn và thu nhập của người dân địa phương tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi lít sữa đạt chất lượng, người nuôi lãi 3.000 - 4.000 đồng. Với tổng đàn khoảng 2.000 con, sản lượng sữa đạt 14 -15 tấn sữa/ngày, có thể nhận định, việc chăn nuôi bò sữa đã làm đời sống của người dân Phù Đổng có những bước thay đổi từng ngày, nhiều hộ gia đình có mức thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/tháng.

Điều có được minh chứng rõ nhất khi chúng tôi đi sâu vào các thôm xóm như Phù Đổng 1, Phù Đổng 2, Phù Dực 1, Phù Dực 2,… bên cạnh con đường đê chạy dọc xã là những ngôi nhà tầng nhiều màu sắc, khang trang và bề thế. Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đầy đủ, Phù Đổng hướng tới thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, cùng với đó là cảnh quan xanh – sạch – đẹp, vấn đề về vệ sinh môi trường đã được giải quyết triệt để, tạo không gian sống lành mạnh cho người dân trong xã.

Chia sẻ về câu chuyện Phù Đổng hôm nay trở thành điểm sáng về công tác gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường, ông Trần Xuân Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết đây là cả một hành trình, đã từng là một “bài toán khó” của lãnh đạo xã trong suốt một thời gian dài.

Nhắc lại khoảng 4 năm trở về trước, người dân nơi đây vẫn chưa khỏi “hãi hùng” khi đường làng ngõ xóm lúc nào cũng sặc mùi phân khiến bầu không khí hết sức ngột ngạt. Bởi trước đây, hầu hết chuồng trại nuôi gia súc của các hộ dân xã Phù Đổng không đạt tiêu chuẩn, mọi phế thải từ đàn bò, đàn lợn đều đổ thẳng ra hệ thống cống rãnh, ao làng, đồng ruộng và các khu vực xung quanh.

Thử làm một phép tính đơn giản, Phù Đổng có khoảng 2.000 con bò sữa, mỗi ngày đàn bò thải ra gần 20 tấn phân, nếu không có đơn vị xử lý, lượng phân này đổ trực tiếp ra mương, trạm bơm lại hút lên bơm vào ruộng lúa, quanh năm suốt tháng một vòng luẩn quẩn như vậy, rất hôi thối và mất mỹ quan. Bên cạnh đó là nguy cơ về bệnh tật khiến ai cũng phải ái ngại, đặc biệt là đối với trẻ em.

Giữa lúc bài toán chất thải chăn nuôi ở địa phương đang chưa có lời giải đáp thì đề xuất mô hình nuôi giun quế từ phân bò của ông Nguyễn Xuân Hùng (xã Phù Đổng) xuất hiện giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành “vấn nạn” nhiều năm của Phù Đổng. Do vậy, khi ông có thể giải quyết được nguồn chất thải từ bò sữa, lãnh đạo xã Phù Đổng và huyện Gia Lâm đã đồng ý cho triển khai.

Được sự “mở đường” của chính quyền xã, ông Hùng bắt tay vào xây dựng nhà xưởng và thu gom phân bò. Nhìn lại ngày đầu, ông Hùng hóm hỉnh rằng không hiểu vì sao lại vượt qua được những ngày khó khăn đó khi cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và việc vận động bà con thu gom phân bò còn nhiều hạn chế.

Khi mô hình mới đi vào hoạt động, để có nguồn thức ăn cho giun quế, mỗi ngày ông Hùng thu gom khoảng 7 - 8 tấn chất thải, thế nhưng ông nói, con số đó vẫn chẳng thấm tháp vào đâu so với tổng lượng chất thải gia súc của xã vẫn ngày đêm bủa vây cuộc sống của người dân trong thời điểm đó.

Sau đó, ông Nguyễn Xuân Hùng thành lập Hợp tác xã Phát triển nông nghiệp và Dịch vụ thương mại Hiệp Thư (HTX Hiệp Thư) để cho mô hình đi vào hoạt động ổn định. Thời gian đầu, HTX chỉ việc thu gom phân bò ở ven đường hoặc các gia đình tự mang đến để xử lý mà không phải trả tiền, nhưng đến nay, HTX phải trả tiền để mua phân bò của các hộ chăn nuôi với giá 2.000 – 3.000 đồng/xô. Không những thế, HTX còn phát xô có nắp đậy cho các hộ chăn nuôi, sau đó nhờ các hộ chở lên, mỗi tháng HTX chi trả khoảng 10 triệu đồng mua phân bò cho các hộ chăn nuôi khiến nhiều người bất ngờ bởi không nghĩ có thể có thu nhập từ chất thải của gia súc.

Bước vào nhà xưởng rộng 2.000m2, nơi giun của ông Hùng đang trở thành “công nhân” biến phân bò thành những thứ đem lại giá trị kinh tế cao, ông Hùng giải thích: Nhờ áp dụng công nghệ mới nên khu nuôi giun quế luôn sạch sẽ, chất lượng phân tốt, không có mùi hôi thối.

Kỹ thuật nuôi giun khá đơn giản, phân tươi sau khi đổ vào bể tập kết được cho vào máy, trộn men vi sinh, đánh tơi nhuyễn để khử mùi, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, diệt vi khuẩn có hại. Sau khi đánh tơi, tiếp tục trộn men vi sinh hỗn hợp cho vào bể chứa (có tác dụng ủ) trước khi cho giun ăn. Dùng máy bơm khí nén công suất cao đẩy thức ăn từ bể chứa đến từng luống một cách gọn gàng, sạch sẽ.

Cách lấy phân cũng rất đơn giản, sau 1 tháng cho ăn lấy sinh khối giun trên bề mặt ra khỏi luống để thu hoạch phân. Tiếp tục xử lý bằng các chế phẩm sinh học cho vào kho ủ, sau 1 tháng sẽ có phân giun thành phẩm. Hiện, bình quân mỗi tháng HTX thu hoạch 60 – 70 tấn phân, chủ yếu cung cấp cho các trang trại trồng rau sạch hoặc các vườn cây lớn.

Với mô hình của mình, ông Hùng nhận được sự ủng hộ và đánh giá tích cực của người dân trong vùng. Khi mô hình đi vào ổn định, mỗi ngày lượng chất thải cần dùng lên tới gần 20 tấn, đến nay, số lượng phân bò thải ra mỗi ngày không đủ để phục vụ mô hình, thậm chí còn phải nhập thêm phân từ các xã, huyện khác. Sau khoảng 4 năm triển khai, mô hình nuôi giun quế của ông Hùng bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm hiện nay là giun quế thành phẩm, giun quế giống và phân sạch từ giun quế, trang trại của ông cung cấp giống và phân bón cho nhiều trang trại lớn ở miền Bắc và trên địa bàn Hà Nội. Và ý nghĩa hơn nữa là tất cả đường làng, ngõ xóm ở xã Phù Đổng đều sạch sẽ, không còn phân đổ dọc đường, mương máng, ao hồ nước cũng đã trong hơn, không còn bốc mùi như trước.

Tự hào về sự thay đổi tích cực của Phù Đổng đang ngày càng văn minh, sạch đẹp hơn, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng hồ hởi cho biết, hiện nay mô hình nuôi giun quế của HTX Hiệp Thư đang phát huy thành quả, khiến Phù Đổng trở thành nơi “lý tưởng” cho ai muốn vươn lên làm giàu nhờ chăn nuôi bò sữa, góp phần không nhỏ cho việc tôn tạo cảnh quan của xã.Trong tương lai đây vẫn là hướng đi bền vững để diện mạo nông thôn được cải thiện, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Rời khỏi các xã trên những con đường nhựa giữa lúc đất nước đang lấp lánh niềm vui của ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nhìn những ngôi nhà cao tầng mới đang từng ngày vươn lên mạnh mẽ, nơi sinh sống bà con nông dân ngày càng chất lượng, chúng tôi thấy phấn chấn và tin tưởng vào sự chuyển mình mạnh mẽ của các xã đã từng được xem là “điểm nóng”.

Một niềm tin mãnh liệt rằng trong tương lai không xa, nơi đây sẽ tiếp tục có những đổi thay, tiến bộ nhiều hơn, đi nhanh hơn trên con đường phát triển kinh tế, cùng Thủ đô bước trên con đường hiện đại hóa nông thôn.

Phương Ngân – Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.
Xem thêm
Phiên bản di động