Về miền di sản làng Bình Đà

Bình Đà, một làng quê có nền văn hiến lâu đời. Trên dòng chảy văn hoá đó, cổ nhân làng Bình Đà đã để lại cho chúng ta những ngôi đình, ngôi chùa, giếng nước... một quần thể di tích đặc sắc lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đầy tính nhân văn. Cùng với đó là lễ hội truyền thống với nghi lễ thả bánh Thánh xuống giếng Ngọc, một nghi lễ độc đáo, thiêng liêng được lưu truyền từ ngàn đời nay.
tin nhap 20180703170319 Thượng Lộc “đút túi” trăm triệu mỗi năm nhờ cà dừa
tin nhap 20180703170319 Các lễ hội rực rỡ và sôi động ở Hong Kong

Nơi lưu giữ bức phù điêu Đức Quốc tổ Lạc Long Quân

Từ trung tâm Hà Nội, xuôi qua quận Hà Đông, theo quốc lộ 6 khoảng 3km, tới Ba La rẽ trái theo đường 21B (trục đường đi Vân Đình, Chùa Hương) chừng 7km qua phố Xốm là tới đất Bình Đà. Bình Đà là làng Việt cổ, xưa vốn mang tên Nôm là làng Bùi, sang thời Tiền Lê mang danh bạ Bảo Cựu, đến thời Lý đổi là Bảo Hà. Địa danh Bình Đà có từ triều vua Minh Mệnh nhà Nguyễn (1820), làng Bình Đà nay thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.

Nơi đây từ xa xưa đã nổi tiếng với nghề làm pháo, ngày nay nghề pháo không còn nhưng nơi đây vẫn là một làng quê có nền văn hiến lâu đời, tiêu biểu phải kể đến khu di tích Đền Nội. Đặt chân tới mảnh đất này, tôi như đang được trở về làng của một ký ức tuổi thơ đã xa. Tôi như được sống lại cùng với những khoảnh khắc của cuộc đời những người nông dân chân chất với ruộng đồng, với chú trâu, là những nỗi vất vả một nắng hai sương, tất bật phơi lúa thóc sau một vụ màu bội thu của bà con nơi đây. Hòa lẫn đâu đó là nét hồn nhiên, vui tươi của những đứa trẻ, chiều chiều tắm sông, bắt cá, chăn trâu thổi sáo, hát nghêu ngao rồi sau đó về sân đền của làng ngồi tụ tập kể chuyện, vui đùa dưới tán cây hoa ngọc lan, cây quéo cổ thụ dẫu cũng nghìn năm tuổi...

tin nhap 20180703170319
Cửa đền Nội nhìn ra hướng Tây, sân ngoài trước tiền môn kề bên ao sen ngào ngạt dâng hương

Theo các cụ cao niên trong làng, Đền Nội gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con xuống biển cùng cha. Đất Bình Đà bây giờ, chính là nơi Lạc Long Quân lệnh cho các con dừng chân xây dựng cơ nghiệp. Khi Quốc tổ về trời, cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai phá vùng đất Bảo Cựu này, vua quan cùng dân chúng quanh vùng tổ chức tang lễ linh đình, táng Ngài ở gò đất cao nhất vùng (nay gọi là đất Tam Thai, Ba Gò), lập ngôi đền Nội để dân trong vùng quanh năm hương khói phụng thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đền thờ đã được nhiều lần trùng tu sau mỗi kỳ bị đốt phá, hủy hoại. Năm 2010, nhân dịp Kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đền Nội được Nhà nước và TP Hà Nội đầu tư tu bổ, tôn tạo khang trang, bề thế trong khuôn viên 10.000 m2 trên thế đất Lục Long triều hội lưỡng phượng giao phi.

Nói về Đền Nội, ông Nguyễn Chính Chinh - thủ từ đền cho biết: “Điều đáng quý trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý giá như thần phả, sắc phong, bia ký, chuông đồng, đồ tế tự, hoành phi, câu đối... đặc biệt là bức phù điêu với nét chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ được sơn son thiếp vàng miêu tả cảnh Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền còn nguyên giá trị, tương truyền cách đây gần chục thế kỷ”.

Bức giá tượng này dường như đang thể hiện đầy đủ một cảnh sinh hoạt thuộc về triều đại Hùng Vương. Có một cảm nhận chung của mọi người khi được quan chiêm bức giá tượng này là sự linh thiêng, huyền diệu nhưng rất gần gũi, thân mật như được tiếp cận một hoạt cảnh sôi động, thân tình giữa đời thường. Ngắm nhìn bức phù điêu trong không gian trang nghiêm, thành kính, lòng người như ngập vào cảm giác siêu thoát lạ kỳ giữa khoáng đạt và hương thơm kiêu sa của trời đất.

Nghi thức làm bánh Thánh kỳ bí, độc đáo

Gắn với những di tích, di vật cổ, lễ hội đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân cũng luôn là niềm tự hào của người dân Bình Đà. Ẩn chứa trong lễ hội nơi đây có nhiều những nghi lễ đặc sắc, thần bí và hấp dẫn. Tiêu biểu nhất phải nhắc tới nghi lễ thả bánh Thánh xuống Giếng Ngọc được lưu truyền từ ngàn đời nay.

tin nhap 20180703170319
Bức tranh tượng gỗ cha Lạc Long Quân được thờ tại Đền Nội.

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết khi thả bánh Thánh xong mới kết thúc lễ hội. Theo đó 10 giờ sáng ngày 6/3 sẽ thực hiện nghi thức thả bánh tại Giếng Ngọc. Bánh được để trong đài đậy kín, đài đựng bánh được đặt lên kiệu, có lọng tàn, quạt hầu, hai bên, trống khẩu đi theo đám rước giữ nhịp và quỳ thăng bằng, tất cả dân làng không ai được nhìn thấy bánh, khi thả ông tế chủ của làng năm đó sẽ thả.

Từ xa xưa công việc làm bánh Thánh phục vụ lễ hội chỉ được giao cho dòng họ Nguyễn Văn. Đem sự thắc mắc đó tôi về tìm gặp người hiện nay đang đại diện cho dòng họ Nguyễn Văn thực hiện công việc làm bánh Thánh dâng lễ. Qua sự chỉ dẫn của người dân, lần theo con đường quanh co với những mái nhà bê tông xen lẫn thấp thoáng những mái nhà ngói đỏ cổ xưa, tôi tới gặp ông Nguyễn Văn Nam và hiểu được rằng, dòng họ Nguyễn Văn từ xa xưa có trình độ hiểu biết, có chức sắc và được sự tín nhiệm của dân làng từ ngàn đời trước, được phân công làm bánh dâng Lễ, cứ thế công việc này được truyền tiếp cho những người con trưởng trong gia đình dòng họ.

Rót chén trà mời khách, ông Nam chia sẻ: “Lễ hội của làng theo truyền thuyết, thả bánh cũng theo truyền thuyết của Lạc Long Quân. Do đó làm bánh cũng theo truyền thuyết chứ không phải tự mình sáng tạo nên. Trước khi muốn làm thì gia đình phải chuẩn bị nguyên liệu, gạo phải được chọn lọc kỹ càng... Cùng với đó là những quy luật được quy định rõ ràng truyền lại từ xa xưa mà chỉ trong gia đình mới nắm được. Gắn với đó là có những quy cách riêng để truyền thống gia đình phải làm, tấc cả mọi sự cân, đong, đo, đếm bằng nghi thức mang tính chất gia đình kế thừa”.

Theo ông Nam, công việc chuẩn bị làm bánh phải đích thân do người con trưởng chuẩn bị trước lễ hội khoảng 1 tuần. Dụng cụ làm bánh gồm chày, cối, kiềng bếp, xoong nồi, bát, đĩa... Trong đó, tất cả những dụng cụ làm bánh mỗi năm đều phải mua mới toàn bộ, không sử dụng lại đồ cũ. Trước ngày lễ hội người làm bánh (hiện nay là ông Nam và người con trai của ông) phải kiêng kỵ trong sinh hoạt, ăn uống. Tới ngày lễ hội (5/3 âm lịch) gia đình phải gánh gồng đồ dùng, nguyên liệu ra đền và được bố trí một gian riêng để hai bố con ông làm bánh. Trong thời gian này, không ai được phép tới gần khu vực làm bánh Thánh.

Điều đặc biệt và khác lạ là vật liệu dùng để đun bánh phải là những cây tre chết dóc (cây tre tự chết khô trong bụi tre), để tìm được những cây tre như vậy theo ông Nam cũng chẳng phải điều quá dễ dàng tuy nhiên đã là quy định thì dù có khó thì người được giao nhiệm vụ làm bánh như ông vẫn phải chuẩn bị và tuân thủ theo.

“Tất cả dân làng đều gửi gắm tình cảm vào bánh Thánh, bản thân gia đình hôm nay làm có chuyện gì không thuận thì cũng biểu hiện trong lúc làm. Mọi người kiêng nhất là phải làm đi, làm lại hoặc thế này, thế khác dân sẽ ra sao đây. Gia đình làm bánh trách nhiệm phải chuẩn bị, phải làm bằng cái tâm của gia đình, nếu làm không thành tâm thì sẽ có những điều không thuận. Qua kinh nghiệm bản thân trong những năm làm bánh, bản thân tôi nhận thấy nếu làm bánh thiếu tâm hoặc làm trái quy luật, bản thân gia đình cũng như cả dân làng sẽ gặp những điều không thuận”, ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nam nhiều người dân suy luận cho rằng đây là làm bánh trôi nhưng điều đó không đúng bởi đây chỉ là nghi thức đun như bánh trôi, họ nhầm ngày 3/3 hàng năm với hội Bình Đà nên tưởng là làm bánh trôi. “Nhiều người trong họ đùa vui “bác làm đi rước bánh ra lễ rồi đem về cho họ thụ lộc” tuy nhiên, bánh này không thể ăn được bởi mang tính chất biểu tượng để thả xuống theo truyền thuyết”, ông Nam cho biết.

Mặc dù dẫu biết được chọn làm người đại diện cho cả làng làm bánh Thánh dâng Lễ là một điều tự hào cho gia đình nhưng với ông Nam, để duy trì được công việc này là cả một sự đấu tranh của gia đình. Tới ngày lễ hội dân làng đi trẩy hội nhưng gia đình ông lại tất bật với công việc mình được giao. Nhưng điều khiến ông Nam vui mừng là ngày nay gia đình ông đều sum vầy, hạnh phúc, con cái thành đạt, đặc biệt hơn các con của ông có sự thành tâm và trách nhiệm hơn với công việc làm bánh mà gia đình đảm nhiệm.

My Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng triển khai, Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp trong lao động, sản xuất” đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia dự thi.
Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 16/4, tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, UBND quận Ba Đình đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" năm 2024.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Chiều nay, tại Qatar, Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam Hoàng Anh Tuấn đã tham dự buổi họp báo trước Vòng chung kết U23 châu Á 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh giải đấu này là cơ hội tốt đối với các cầu thủ trẻ để hướng đến tương lai, vì vậy, toàn đội cần tập trung tối đa để thể hiện màn trình diễn tốt tại Qatar.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Trung tâm Chính trị quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Hội nghị tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn cho gần 100 cán bộ Công đoàn cơ sở.
Phổ biến những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội tại quận Hoàn Kiếm

Phổ biến những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Với chủ đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”, buổi đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức đã thu hút gần 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia.
Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 Ngày Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân năm 2024; hướng tới kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Công đoàn Hà Đông (2/6/1979 - 2/6/2024); 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024)… sáng 16/4, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông phối hợp cùng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 3, tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động