Vất vả kiếm sống ngày hè

LĐTĐ - Hè đến, trong khi hầu hết trẻ em tạm gác sách vở để thoả thích vui chơi, xả hơi sau cả năm học căng thẳng thì vẫn có những đứa trẻ nghèo vùng nông thôn lại tranh thủ thời gian nhàn rỗi cuả mình để làm đủ thứ việc, cố kiếm ít tiền đỡ đần bố mẹ và dành dụm chuẩn bị hành trang cho năm học mới…

Từ kiếm tiền ở quê...

Vừa tổng kết, bế giảng năm học buổi sáng, buổi chiều Tuấn (12 tuổi, học sinh lớp 7, ở Hoài Đức, Hà Nội) đã nằng nặc xin bố mẹ cho đi bán kem. Là anh cả của 3 đứa em, bố mẹ làm ruộng quanh năm chỉ đủ miếng ăn, nên bán kem kiếm tiền để tự trang trải quần áo, sách bút khi năm học mới đến đã trở thành việc làm quen thuộc của Tuấn trong nhiều mùa hè gần đây.  Với đồ nghề là chiếc xe đạp cà tàng, đằng sau buộc chiếc thùng đựng kem, hàng ngày Tuấn phải dậy sớm đi lấy hàng rồi đạp xe lang thang khắp đường làng ngõ xóm dưới cái nắng chang chang, bán tới khi hết hàng mới về.  “Mỗi ngày, cháu lấy khoảng 150 que kem và đi bán làm 2 chuyến sáng - chiều. Kem chủ yếu bán cho trẻ con, nhưng ngày hè là mùa gặt, trời lại nắng nóng nên bán cho người lớn cũng được nhiều. Có hôm, cháu chỉ đứng ở chỗ bụi tre đầu làng đợi người ta chở lúa, chở rơm về cũng bán hết veo cả trăm que kem...”- Tuấn hồ hởi khoe. Tuấn cũng cho biết thêm “Mỗi ngày trừ vốn đi rồi cháu cũng được khoảng từ 80-100.000 đồng. Thi thoảng những hôm trời mưa thì kem mới ế, chứ đại đa số là hàng bán hết”. Đánh đổi cho những niềm phấn khởi ấy là nước da của Tuấn ngàng càng sạm đen, vóc dáng gầy gò, nhem nhuốc. Mẹ Tuấn bảo: “Thấy nó da đen nhẻm, người gầy gò, đi làm nắng nôi vất vả cũng thương lắm. Nhưng nhà nghèo quá, lại đông anh em, làm được việc gì ra tiền thì cũng phải cố gắng mới có thể có tiền mà mua sách vở, quần áo mới, đóng học phí.  Muốn đi học, thì phải chịu khó mà đi làm thôi”.

Trong khi Tuấn và nhiều đứa trẻ cùng làng tranh thủ bán kem ngày hè để kiếm tiền, thì ở bãi biển Ngư Lộc, thuộc huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, hàng trăm đứa trẻ lại tranh thủ những ngày nghỉ hè để đi cào ngao bắt ốc hoặc  bóc vỏ tôm thuê kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Chiều nào cũng vậy,khi cáctàu thuyền đánh cá cập bến là bãi biển Ngư Lộc trở nên nhộn nhịp, đông đúc người lớn và trẻ em làm những công việc quen thuộc là bóc vỏ tôm.  Cậu bé Nguyễn Văn Dũng, ở thôn Tân Hưng, xã Hưng Lộc, chỉ mới học xong lớp 3 cho biết: “Cháu không có chỗ nào khác để đi chơi. Cháu cũngkhông có tiền đi học thêm, nên chiều nào cháu cũng ra đây với mẹ. Mới đầu cháu không biết bóc nên thường bị vỏ tôm đâm vào ngón tay đau lắm. Nhưng rồi mẹ dạy cho, nên bây giờ cháu có thể bóc được nhiều rồi, nếu có nhiều nữa cháu cũng bóc được”. Ngồi bên cạnh con trai, người mẹ tên Hoa tâm sự: “Bắt các cháu đi làm kiếm tiền sớm cũng tội. Nhưng ở đây các cháu có chỗ nào vui chơi ngoài bãi biển này đâu. Chiều nào cũng vậy, chúng tôi ra đây nhận bóc vỏ tôm mong kiếm thêm ít thu nhập thôi. Công việc này cũng nhàn hạ, vừa sức đối với các cháu. Nếu không đi để các cháu ở nhà cứ chạy ra biển không ai trông coi thì cũng rất nguy hiểm”.

Đến lặn lội ra phố...

Ngoài những đứa trẻ mò cua, bắt ốc, bán kem hoặc làm những công việc kiếm tiền ở ngay tại quê nhà mình, thì đa số những đứa trẻ nghèo muốn tranh thủ kiếm tiền trong dịp hè đều kéo nhau ra phố. Bởi phố thị vốn luôn là mảnh đất màu mỡ và có nhiều công việc để chúng có thể làm. Chẳng thế mà khi đi trên phố, chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp hình ảnh những cậu bé, cô bé người nhỏ thó, đen đuốc cuốc bộ khắp nẻo đường để bán kẹo cao su, bán tăm, bán móc khóa, bấm móng và nhiều thứ quà vặt, linh tinh khác... đó chính là những em học sinh ở quê nhân lúc nghỉ học, tranh thủ đi kiếm tiền.

Gặp Lê Văn Đạt và Nguyễn Văn Tuấn (học sinh lớp 9, quê ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội) người nhỏ thó nhưng đội hai thúng chanh đầy quả ngất ngưởng trên đầu đi bán rong khắp phố, không ai không chạnh lòng thương cảm. Đây không phải là mùa hè đầu tiên, hai em tranh thủ nghỉ hè ra Hà Nội kiếm tiền. Đạt kể: “Vụ hè này đã là lần thứ 3 chúng cháu ra Hà Nội bán chanh đấy. Nhà chúng cháu nghèo lắm, cả gia đình trông vào mấy sào ruộng nên quanh năm không bao giờ đủ ăn. Vì vậy, cứ nghỉ hè là chúng cháu lại rủ nhau đi buôn để lấy tiền phụ giúp bố mẹ và dành dụm một ít để chi tiêu cho mình khi bước vào năm học mới...”. Mỗi ngày,Tuấn và Đạt cất chanh quả tươi từ chợ Long Biên và đội đi bán trong phố. Mỗi thúng chanh đầy khoảng gần 20kg, khi bán hết lãi được khoảng từ 70-100.000 đồng. Ngoài công việc bán chanh quả ra, buổi tối hai em còn ra khu vực chợ đêm Đồng Xuân làm công việc bưng bê, rửa bát thuê cho một quán phở đêm với mức thù lao 70.000 đồng/người/tối. Sau khi mưu sinh tất bật suốt cả gần 20 tiếng trong ngày, cả hai lại lê gót về khu nhà thuê trọ theo đêm ở ngoài bãi Phúc Xá ngủ, để sớm mai có sức đi bán chanh tiếp. “Mệt mỏi và vất vả nhưng có tiền nên chúng cháu rất vui. Năm ngoái, nhờ chăm chỉ làm lụng mấy tháng hè mà chúng cháu đã đủ tiền mua sách giáo  khoa, đồ dùng học tập và cả quần áo mới cho mình, ngoài ra còn phụ bố mẹ lo cho hai đứa em. Cứ ở quê chạy đồng chăn trâu thì kiếm đâu ra?"- Tuấn nói.

Ở một góc phố khác, tôi gặp cậu bé đánh giầy tên Quang, quê ở Bắc Giang. Nét mặt tiu nghỉu, Quang cho biết, đi mỏi chân từ sáng, nhưng cu cậu chưa đánh được đôi giày nào. “Những hôm trời vừa mưa xong, thì  chúng cháu cứ gọi là  "oánh" mỏi tay không hết việc. Nhưng những ngày nắng như hôm nay thì ít việc hơn”- Quang  nói.  Hoàn cảnh của Quang rất đáng thương bởi em mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với ông bà từ nhỏ. Ông bà lam lũ, chắt chiu từng đồng từ những vụ mùa để cho đứa cháu được đến trường, đến lớp học chữ bằng bạn bằng bè.  Quang kể, nhiều lúc,  em tưởng phải nghỉ học vì không đủ tiền đóng học phí. Nhưng em ham học lắm, muốn được đến lớp như những đứa trẻ cùng quê. Quang ý thức được rằng chỉ đi kiếm sống mới có tiền đi học  vì thế, đến hè, Quang theo mấy anh lớn hơn cùng quê ra Hà Nội  đánh giày. Trong trí óc còn non nớt, em hiểu Hà Nội là chốn dễ kiếm tiền. Quang cho biết: “Mỗi ngày trung bình cháu được 100 ngàn, hôm nào đông khách thì được nhiều hơn. Nhiều người thấy thương còn cho cháu thêm tiền nữa. Chịu khó tằn tiện thì hết hè, cháu hy vọng có vài triệu để phụ giúp ông bà và mua thêm sách bút cho năm học mới” .

Đối mặt nhiều cạm bẫy

Không nói tới nỗi cực nhọc, thiệt thòi của tuổi thơ khi phải tha phương bán mùa hè để kiếm sống, thì trong cuộc mưu sinh,  những đứa trẻ quê nghèo ra thành phố mưu sinh cũng phải đối mặt với biết bao những cạm bẫy vô hình đang rình rập. Với những đứa trẻ mới lần đầu bỡ ngỡ lên Hà Nội đánh giầy  sẽ rất dễ bị những đàn anh đi trước dọa nạt, tranh giành “lãnh địa” kiếm sống xảy ra đánh lộn. Chưa hết, những đứa trẻ mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội luôn là “con mồi” của những kẻ xấu. Có lần, đi đánh giày mệt quá em ngủ quên trên vỉa hè, đến lúc tỉnh dậy tiền bị lấy mất hết. Nhiều em đi bán vé số, bán bánh mì kiếm được vài đồng tiền lẻ cũng bị trấn lột, giữa đêm vắng biết kêu ai! Đáng nói hơn còn là các tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy... rất dễ xâm nhập những đứa trẻ ngây thơ.  Được hỏi về chặng đường phía trước, Tuấn, Đạt và cả Quang đều thể hiện quyết tâm: “Cháu chỉ tranh thủ kiếm tiền những ngày hè thôi, rồi lại về đi học. Cháu vẫn thích đi học lắm”. Nhưng không ai dám chắc các em có thể bền bỉ nuôi hy vọng, ước mơ của mình đến bao giờ khi gánh nặng mưu sinh xô đẩy. Và cũng không có nhiều những cậu bé ra Hà Nội kiếm tiền còn giữ được ước mơ học hành như vậy.  Thực tế, có nhiều nhiều đứa trẻ sau mấy tháng hè mải mê kiếm tiền đã không còn muốn về quê cắp sách đi học nữa. Thậm chí, bố mẹ chúng nhiều khi còn cảm thấy hài lòng khi thấy con mình có thể tự kiếm sống giữa thành phố mà không cần học hành đến nơi đến chốn... Và rồi, tương lai các em sẽ đi về đâu?

Ngọc Trúc
 

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương và các chính sách liên quan, sáng nay (16/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thứ Năm - ngày 18/4/2024, tức ngày 10/3 Âm lịch là ngày nghỉ lễ (Giỗ tổ Hùng Vương). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4/2024 sẽ được thực hiện vào thứ Tư - ngày 17/4/2024.
Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tương ứng với mỗi trường hợp là mức cộng điểm ưu tiên khác nhau.

Tin khác

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(LĐTĐ) Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân tạm thời không tới các khu vực xảy ra xung đột

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân tạm thời không tới các khu vực xảy ra xung đột

(LĐTĐ) Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.
Chiều mai (15/4) sẽ khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều mai (15/4) sẽ khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(LĐTĐ) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ chiều 15/4 đến sáng 22/4 tại Nhà Quốc hội. Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

(LĐTĐ) Sau vài giờ phát động cuộc tập kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào Israel đêm qua, giới chức Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả.
Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

Lan tỏa tinh thần "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc"

(LĐTĐ) Hưởng ứng Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động sáng nay (13/4), Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay, góp sức để "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Thủ tướng phát động Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025

Thủ tướng phát động Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Chương trình được trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước.
Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên

(LĐTĐ) Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giới hạn độ tuổi của công chứng viên là không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng, trong khi Luật Công chứng hiện hành không quy định điều này.
Bộ Tư pháp: Bảo đảm tiến độ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ Tư pháp: Bảo đảm tiến độ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Trong quý 1/2024, Bộ Tư pháp đã bảo đảm tiến độ trình Quốc hội đúng thời hạn các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền như dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

(LĐTĐ) Ngày 12/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, đã công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí TT&TT, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ TT&TT và Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động